Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế là việc áp dụng biện pháp đặc biệt buộc người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Ngừng sử dụng hóa đơn là một trong những biện pháp cưỡng chế này. Vậy, khi nào bị áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn?
- Khai thuế GTGT và thuế TNCN theo quý cần đáp ứng tiêu chí nào từ 05/12?
- Hóa đơn đã mua không sử dụng nữa xử lý như thế nào?
- Thêm trường hợp người nộp thuế bị công khai thông tin từ 05/12/2020
- Các loại thuế khai theo tháng, quý, năm và khai quyết toán thuế (mới nhất)
Khi nào người nộp thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn? (Ảnh minh họa)
Theo Điều 25 Luật Quản lý thuế 2019 quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
-
Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
-
Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
-
Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
-
Ngừng sử dụng hóa đơn;
-
Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
-
Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
-
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Như vậy, ngừng sử dụng hóa đơn là một trong các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính để buộc người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Theo đó, tại Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (có hiệu lực từ ngày 05/12/2020) quy định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được một trong các biện pháp cưỡng chế sau:
-
Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
-
Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
-
Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, đã áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
- Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì có thể áp dụng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.
- Theo đề nghị của cơ quan hải quan.
Trong đó:
- Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
-
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;
-
Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế, thông báo tiền thuế nợ, quyết định thu hồi hoàn;
-
Quyết định gia hạn;
-
Quyết định nộp dần;
-
Quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế;
-
Quyết định về bội thường thiệt hại;
-
Quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
- Hóa đơn bị ngừng sử dụng bao gồm các loại hóa đơn:
-
Hóa đơn tự in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in;
-
Hóa đơn đặt in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc cơ quan thuế đặt in;
-
Hóa đơn điện tử do các tổ chức, cá nhân kinh doanh khởi tạo, lập theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP cũng quy định 02 căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn bao gồm:
-
Thông tin về hóa đơn của người nộp thuế bị cưỡng chế tại cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế hoặc dữ liệu của cơ quan, tổ chức khác (nếu có);
-
Thông tin về tình hình sử dụng hóa đơn do người nộp thuế bị cưỡng chế và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác (nếu có) cung cấp theo yêu cầu của cơ quan thuế trong trường hợp cơ sở dữ liệu tại cơ quan thuế không đầy đủ.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân cần chú ý hoạt động của mình tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế cũng như nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để tránh bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế, đặc biệt là ngừng sử dụng hóa đơn.
Lê Vy
- Từ khóa:
- Nghị định 126/2020/NĐ-CP
- Người nộp thuế