Xin hỏi việc khai thuế và nộp thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu được quy định ra sao? - Hoàng Thúy (Tiền Giang)
- Tổng cục Thuế hướng dẫn giải pháp thu hồi nợ đọng thuế bảo vệ môi trường
- Mẫu tờ khai nộp thuế bảo vệ môi trường
- Quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động mai táng, hỏa táng
- Phân loại vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải về môi trường
- Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu áp dụng 01/01/2023
- Thuế bảo vệ môi trường là gì? 09 hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường
- 05 trường hợp được hoàn thuế bảo vệ môi trường
Khai thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
1. Xăng dầu thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
Theo Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 quy định về đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường như sau:
- Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
+ Xăng, trừ etanol;
+ Nhiên liệu bay;
+ Dầu diezel;
+ Dầu hỏa;
+ Dầu mazut;
+ Dầu nhờn;
+ Mỡ nhờn.
- Than đá, bao gồm:
+ Than nâu;
+ Than an-tra-xít (antraxit);
+ Than mỡ;
+ Than đá khác.
- Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
- Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
- Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.
Như vậy, xăng dầu thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
2. Khai thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu
Khai thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu theo điểm 2.2 khoản 2 Điều 7 Thông tư 152/2011/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 159/2012/TT-BTC) như sau:
Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị giá tăng, cụ thể:
- Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu (gọi chung là các đơn vị đầu mối) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị đầu mối đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị này trực tiếp xuất, bán bao gồm:
Xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hoá khác, xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống của đơn vị đầu mối (kể cả các doanh nghiệp mà đơn vị đầu mối có cổ phần từ 50% trở xuống); trừ lượng xăng dầu xuất bán và nhập khẩu uỷ thác cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác.
- Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc đơn vị đầu mối; các Chi nhánh trực thuộc đơn vị đầu mối; các Công ty cổ phần do đơn vị đầu mối nắm cổ phần chi phối (trên 50% cổ phần);
Hoặc các Chi nhánh trực thuộc các đơn vị thành viên, các Chi nhánh trực thuộc các Công ty cổ phần nêu trên (gọi chung là các đơn vị thành viên) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị thành viên đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị thành viên xuất, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống.
- Tổ chức khác trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu thực hiện kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khi xuất, bán xăng dầu.
- Đối với các trường hợp xăng dầu dùng làm nguyên liệu pha chế xăng sinh học mà chưa kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường thì khi xuất bán xăng sinh học đơn vị bán xăng sinh học phải kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định.
- Trường hợp xăng, dầu, mỡ nhờn nhập khẩu về sử dụng cho mục đích khác không phải để bán; dầu nhờn, mỡ nhờn được đóng gói riêng khi nhập khẩu kèm với vật tư, phụ tùng cho máy bay hoặc kèm với máy móc, thiết bị thì người nộp thuế kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường với cơ quan hải quan.
- Xăng dầu được xuất, bán ra theo sản lượng ghi trên hoá đơn, chứng từ xuất, bán thì người nộp thuế phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường theo sản lượng ghi trên hoá đơn, chứng từ xuất, bán đó.
Quốc Đạt
- Từ khóa:
- thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu