Nghị định 123/2020/NĐ-CP ban hành quy định việc áp dụng hóa đơn điện tử chính thức bắt buộc từ 01/7/2020. Theo đó, doanh nghiệp khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử cần lưu ý những vấn đề sau.
- Phát hiện hóa đơn điện tử có sai sót thì xử lý thế nào?
- Hướng dẫn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/7/2022
- Nghị định 123: Trường hợp bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử trước 01/7/2022
Hướng dẫn sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP (Ảnh minh họa)
1. Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019. Trong đó cần lưu ý:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ các đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 91 Luật quản lý thuế 2019;
- Đối với trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
2. Cách lập hóa đơn điện tử
- Lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:
Theo quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể lập hóa đơn điện tử thông qua 2 hình thức:
-
Truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để lập hóa đơn;
-
Thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
Lưu ý: Doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có trách nhiệm gửi hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế cho người mua.
- Lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
Doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.
Doanh nghiệp sử dụng phần mềm để lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số trên hóa đơn điện tử và gửi cho người mua bằng phương thức điện tử theo thỏa thuận giữa người bán và người mua, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử
Doanh nghiệp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử kể cả có mã vạch và không có mã vạch của cơ quan thuế trong những trường hợp sau:
-
Doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
-
Doanh nghiệp thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
-
Doanh nghiệp thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
-
Doanh nghiệp có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
-
Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
-
Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
-
Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đồng thời doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thùy Trâm
- Từ khóa:
- Nghị định 123/2020/NĐ-CP
- Hóa đơn điện tử