Cơ sở kinh doanh khi lập hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) để được giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP cần lưu ý một số nội dung sau:
- Hướng dẫn mới của Bộ Tài chính về giảm thuế GTGT xuống 8%
- Tổng hợp văn bản về giảm thuế GTGT xuống 8% trong năm 2022
- Hướng dẫn xác định mã HS của hàng nhập khẩu không được giảm thuế GTGT
- Xử lý nghiêm trường hợp không áp dụng mức thuế GTGT 8% theo quy định
- Đã có Nghị định hướng dẫn giảm thuế GTGT xuống 8% từ 01/02/2022
- Chính thức giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% trong năm 2022
Hướng dẫn lập hóa đơn khi giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% (Ảnh minh họa)
* Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Theo điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP, khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán.
Căn cứ hóa đơn GTGT, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn GTGT.
* Đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu:
Tại điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP nêu rõ khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT:
+ Tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm;
+ Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo Nghị quyết 43/2022/QH15.
Một số lưu ý:
- Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT thì không được giảm thuế GTGT.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm theo quy định tại Nghị định 15/2022 thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua.
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
- Trường hợp cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết (nếu có) và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì cơ sở kinh doanh thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất thuế GTGT hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.
- Cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 15/2022 cùng với Tờ khai thuế GTGT.
Vừa qua, Tổng cục Thuế cũng đã có Thông báo 27/TB-TCT ngày 27/01/2022 về việc nâng cấp phần mềm lập hóa đơn GTGT đáp ứng quy định giảm mức thuế suất GTGT tại Nghị quyết 43/2022/QH15, cụ thể như sau:
Bảo Ngọc
- Từ khóa:
- lập hóa đơn GTGT
- giảm thuế GTGT