Xin hỏi theo quy định của Tổng cục Thuế thì căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của cơ quan Thuế là gì? - Minh Thông (TPHCM)
- Hướng dẫn ngừng giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử
- Thành phần hồ sơ yêu cầu cơ quan Thuế bồi thường thiệt hại
- Phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước của cơ quan Thuế
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cơ quan Thuế
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế giải quyết bồi thường nhà nước tại cơ quan Thuế các cấp do Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 657/QĐ-TCT năm 2023 (sau đây gọi tắt là Quy chế giải quyết bồi thường tại cơ quan Thuế) thì cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
(1) Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
(2) Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;
(3) Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;
(4) Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;
(5) Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu theo quy định tại khoản 6 Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;
(6) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin;
(7) Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức thuế thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan Thuế.
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của cơ quan Thuế (Hình từ internet)
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của cơ quan Thuế
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế giải quyết bồi thường tại cơ quan Thuế thì cơ quan Thuế có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ gây thiệt hại và có yêu cầu bồi thường tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;
- Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của cơ quan Thuế;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo đúng quy định của pháp luật, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của công chức thuế gây thiệt hại, bao gồm:
- Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
- Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
- Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
- Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ trên cơ sở kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra;
- Quyết định xử lý kỷ luật công chức thuế thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
- Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của công chức thuế thi hành công vụ;
- Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
Mai Thanh Lợi
- Từ khóa:
- cơ quan thuế bồi thường