Quy chuẩn về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển

Quy chuẩn về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển
Dương Châu Thanh

Ngày 28/6/2024, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành Thông tư 24/2024/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển.

Ban hành Quy chuẩn về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển

Theo đó, Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và giám sát kỹ thuật giàn di động trên biển. (Mã số đăng ký: QCVN 48:2024/BGTVT)

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các giàn di động trên biển sử dụng cho hoạt động dầu khí ở vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là kiểm tra), thiết kế, chế tạo mới, hoán cải, sửa chữa, vận hành và khai thác giàn di động trên biển.

Một số thuật ngữ tại Quy chuẩn được giải thích như sau:

- Giàn di động trên biển (Mobile offshore unit):

Giàn di động trên biển (viết tắt là giàn) là cấu trúc nổi chuyên dùng phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.

Giàn di động trên biển gồm: giàn tự nâng, giàn có cột ổn định, giàn mặt nước.

- Giàn tự nâng (Self-elevating unit):

Giàn tự nâng là giàn với các chân chuyển động được có khả năng nâng thân giàn lên khỏi mặt nước biển và hạ thân giàn trở lại mặt biển.

- Giàn có cột ổn định (Column-stabilized unit):

Giàn có cột ổn định là giàn có boong chính được kết nối với phần thân chìm dưới nước hoặc các đế bởi các cột hoặc các trụ rỗng. Giàn có cột ổn định được thiết kế để hoạt động ngoài khơi ở cả chế độ nổi hoặc chế độ tựa vào đáy biển được gọi là giàn bán chìm hoặc giàn nửa chìm nửa nổi hoặc giàn bán tiềm thủy. Giàn có cột ổn định được thiết kế để hoạt động ngoài khơi chỉ ở trạng thái tựa hẳn vào đáy biển được gọi là giàn chìm.

- Giàn mặt nước (Surface-Type Unit):

Giàn mặt nước là giàn có thân chiếm nước dạng thân đơn hoặc đa thân được thiết kế cho hoạt động khoan trong điều kiện nổi. Giàn mặt nước bao gồm: giàn kiểu tàu, giàn kiểu sà lan.

+ Giàn kiểu tàu (Ship-type unit): Giàn kiểu tàu là giàn mặt nước có hệ động lực đẩy (tự hành). Giàn kiểu tàu còn được gọi là tàu khoan (drillship).

+ Giàn kiểu sà lan (Barge-type unit): Giàn kiểu sà lan là giàn mặt nước không có hệ động lực đẩy (không tự hành).

Xem chi tiết tại Thông tư 24/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/02/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;