Phí BH thuần dùng để tính dự phòng không được cao hơn 100% phí BH thực tế

Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 89/2020/TT-BTC sửa đổi Thông tư 50/2017/TT-BTC, Thông tư 105/2016/TT-BTC, Thông tư 195/2014/TT-BTC, Thông tư 115/2014/TT-BTC, bãi bỏ Thông tư 116/2014/TT-BTC.

Theo đó, tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 89/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tiết a điểm 3.1 khoản 3 Điều 18 Thông tư 50/2017/TT-BTC về phương pháp trích lập đối với bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định kỳ như sau:

  • Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 05 năm trở xuống: Phương pháp phí bảo hiểm thuần;

  • Đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 05 năm:

    • Đối với bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ: Phương pháp phí bảo hiểm thuần được điều chỉnh bởi hệ số Zillmer 3% số tiền bảo hiểm. Phí thuần được điều chỉnh dùng để tính dự phòng không được cao hơn 100% phí bảo hiểm thực tế thu được. (Trước đây là không được cao hơn 90% phí bảo hiểm thực tế thu được);

    • Đối với bảo hiểm tử kỳ: Phương pháp phí bảo hiểm thuần điều chỉnh FPT 12 tháng.

Chi tiết xem tại Thông tư 89/2020/TT-BTC có hiệu lực ngày 26/12/2020. 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

891 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;