Đây là nội dung đáng chú ý tại a href='https://lawnet.vn/vb/thong-tu-129-2020-tt-bca-quy-trinh-giai-quyet-to-cao-trong-cong-an-nhan-dan-708ce.html'> Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân.
Theo đó, tại Điều 8 Thông tư 129/2020/TT-BCA quy định trường hợp chưa ra quyết định thụ lý tố cáo mà người tố cáo có đơn rút một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo trực tiếp hoặc giao cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, đơn vị, cá nhân khác làm việc với người tố cáo. Nếu xác định đơn rút tố cáo là của người tố cáo, việc rút tố cáo là tự nguyện và không thuộc trường hợp tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo thì người giải quyết tố cáo xử lý như sau:
Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì chỉ quyết định thụ lý nội dung tố cáo mà người tố cáo không rút;
Trường hợp rút toàn bộ nội dung tố cáo thì không thụ lý tố cáo;
Trường hợp người tố cáo không đến làm việc thì ra văn bản thông báo không thụ lý một phần hoặc toàn bộ nội dung tố cáo và gửi về địa chỉ của người tố cáo.
Bên cạnh đó, trường hợp người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì tố cáo vẫn phải được giải quyết, người tố cáo phải chịu trách nhiệm về hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chi tiết xem tại Thông tư 129/2020/TT-BCA có hiệu lực ngày 22/01/2021.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |