Mới đây, Quốc hội vừa thông qua Luật thỏa thuận quốc tế 2020 thay thế Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế 2007.
Luật thỏa thuận quốc tế 2020 quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan trong việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Theo đó, Luật đã mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các chủ thể chưa được quy định trong Pháp lệnh ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, đơn cử: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; HĐND, UBND cấp tỉnh; Tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;…
Ngoài ra, Luật đã làm rõ khái niệm “thỏa thuận quốc tế” để phân biệt với điều ước quốc tế và các hợp đồng, giao dịch về dân sự, kinh tế, tài chính, đầu tư với nước ngoài. Cụ thể “Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết là Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước CHXHCNVN theo pháp luật quốc tế”.
Xem chi tiết tại Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 có hiệu lực từ 01/7/2021.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |