-
Tem, vé, phiếu thu điện tử được xem là hóa đơn điện tử
Nghị định 119/2018/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành ngày 12/9/2018 và chính thức có hiệu lực thi hành từ 01/11/2018.
Theo đó, quy định hóa đơn điện tử bao gồm những loại sau:
- Hóa đơn giá trị gia tăng, áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;
- Hóa đơn bán hàng, áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp;
- Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng đảm bảo có các nội dung sau:
- Tên, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn GTGT;
- Tổng số tiền thanh toán;
- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
- ...
-
Miễn thủ tục gửi thang, bảng lương đối với DN dưới 10 lao động
Đây là nội dung chính của Nghị định 121/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018.
Theo đó, doanh nghiệp dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước.
Cũng theo Nghị định 121, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng định mức lao động để làm cơ sở để trả lương cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm.
-
03 loại thực phẩm chức năng của trẻ em dưới 6 tuổi phải kê khai
Ngày 12/9/2018 vừa qua, Bộ Y tế ban hành Thông tư 22/2018/TT-BYT quy định 03 loại thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện kê khai giá, gồm:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Thực phẩm dinh dưỡng y học;
- Thực phẩm bổ sung, bao gồm sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm công khai trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm danh mục các sản phẩm nêu trên.
Lưu ý: Danh mục thực phẩm trên không bao gồm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc trường hợp bình ổn giá đã được quy định tại Thông tư 30/2013/TT-BYT.
Thông tư 22/2018/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.
-
Các loại thông tin của khách hàng mà ngân hàng phải bảo mật
Chính phủ ban hành Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, các thông tin do khách hàng cung cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật, bao gồm:
- Thông tin định danh khách hàng là họ và tên, mẫu chữ ký, chữ ký điện tử, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, địa chỉ nơi đăng ký thường trú, nơi ở hiện tại,…;
- Thông tin về tài khoản của khách hàng: tên tài khoản, số hiệu tài khoản, số dư tài khoản, thông tin liên quan đến giao dịch nộp tiền, rút tiền,…;
- Thông tin về tiền gửi của khách hàng: giao dịch gửi tiền, số dư tiền gửi;
- Thông tin về tài sản gửi của khách hàng được gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Thông tin về giao dịch của khách hàng phát sinh từ các giao dịch của khách hàng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như chứng từ giao dịch, thời điểm giao dịch, số lượng giao dịch, giá trị giao dịch, số dư giao dịch.
Nghị định 117/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/11/2018.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn