Trong tuần vừa qua, Thư Ký Luật đã cập nhật được nhiều văn bản mới về bảo hiểm, lao động... Nổi bật nhất là các văn bản sau:
Ngày 03/12/2018, BHXH TP Hà Nội có Công văn 5251/BHXH-QLT hướng dẫn tạm thời quy định về tham gia BHXH bắt buộc theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Theo đó, từ 01/12/2018, người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia BHXH thực hiện chế độ BHXH bắt buộc gồm chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật an toàn, vệ sinh lao động và Nghị định 37/2016/NĐ-CP .
Và từ 01/01/2022, người lao động nước ngoài còn được hưởng thêm chế độ hưu trí và tử tuất; chế độ hưởng BHXH một lần.
Cũng theo Công văn 5251;
Theo chỉ đạo của BHXH Việt Nam tại Công văn 4996/BHXH-CSYT, trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung Quyết định 595/QĐ-BHXH người tham gia BHYT đề nghị cấp lại, đổi thẻ nếu không thay đổi thông tin thì đến cơ quan BHXH nơi gần nhất để làm thủ tục.
Trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung Quyết định 1351/QĐ-BHXH, để thống nhất phương thức cấp mã trên toàn quốc, BHXH các tỉnh khẩn trương rà soát, hoàn thiện và lập danh sách đổi thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, cụ thể:
Chi tiết xem thêm Công văn 4996/BHXH-CSYT ngày 29/11/2018.
Đây là giải đáp của Bộ LĐTBXH tại Công văn 4640/LĐTBXH-BHXH ngày 02/11/2018 về thực hiện chế độ tiền lương, BHXH đối với người lao động..
Tại khoản 2 Điều 186 Bộ luật Lao động có quy định: “Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.”
Do đó, khi người lao động trong cùng một ngày vừa có thời gian đi làm, vừa có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động. Chỉ khi nào người lao động có thời gian thực sự làm việc thì người sử dụng lao động mới phải trả lương.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 20/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện thanh tra chuyên ngành lao động, an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) vào ban đêm, ngoài giờ hành chính.
Theo đó, khi có căn cứ cho rằng thông tin tiếp nhận về vụ việc xâm phạm quyền của người lao động hoặc không bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc xảy ra vào ban đêm, ngoài giờ hành chính là có cơ sở và nếu để vụ việc tiếp diễn sẽ ảnh hưởng đến quyền hoặc gây nguy hiểm cho tính mạng người lao động hoặc khi nhận được chỉ đạo của Chánh Thanh tra Bộ LĐTBXH thì bằng cách nhanh nhất, Giám đốc Sở LĐTBXH phải thông báo đến các cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương, cơ quan công an và chính quyền địa phương (nếu cần thiết) trên địa bàn tỉnh.
Tiếp đó, cơ quan được thông báo cử cán bộ tham gia đoàn thanh tra và phối hợp giải quyết vụ việc.
Sau đó, Giám đốc Sở LĐTBXH hoặc Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH nơi xảy ra vụ việc ban hành Quyết định thanh tra theo thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định 07/2012/NĐ-CP. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành Quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật.
Thông tư 20/2018/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |