Tiếp nối Phần 1, Thư Ký Luật xin tiếp tục giới thiệu Phần 2 với 4 quy định liên quan đến các lĩnh vực như kỹ thuật hình sự, tài chính và y tế.
5. Số lượng điều tra viên, kiểm sát viên khi khám nghiệm, mổ và khai quật tử thi
Thông tư 49/2017/TT-BCA quy định chi tiết chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự; thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định đối với trường hợp khám nghiệm, mổ và khai quật tử thi.
Trong đó, đáng chú ý là quy định về thành phần, số người thực hiện nhiệm vụ khi giám định trong trường hợp khám nghiệm, mổ và khai quật tử thi, số lượng cụ thể như sau:
Điều tra viên, kiểm sát viên:
Phân công 1 điều tra viên, 1 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp huyện;
Phân công không quá 2 điều tra viên, 2 kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ đối với vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Công an cấp tỉnh trở lên.
Cán bộ kỹ thuật hình sự: không quá 3 người đối với 1 tử thi.
Thẩm phán: 1 người khi cần thiết phải tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng.
6. Danh mục bệnh truyền nhiễm và lịch tiêm vắc xin dành cho trẻ em
Ngày 17/10/2017, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 38/2017/TT-BYT quy định danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
Theo đó, việc sử dụng vắc xin bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
Trẻ sơ sinh: được sử dụng vắc xin bệnh viêm gan B;
Trẻ em dưới 1 tuổi: được sử dụng vắc xin bệnh viêm gan B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh do Haemophilus influenzae týp b, bệnh sởi;
Trẻ em dưới 2 tuổi: được sử dụng vắc xin bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, bệnh sởi, bệnh rubella;
Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi: được sử dụng vắc xin bệnh viêm não Nhật Bản B;
Phụ nữ có thai: được sử dụng vắc xin bệnh uốn ván.
Xem chi tiết loại vắc xin được sử dụng và lịch tiêm vắc xin tại Thông tư 38/2017/TT-BYT.
7. Từ ngày 01/01/2018, tính tiền lãi ngân hàng theo quy ước 1 năm = 365 ngày
Đây là điểm mới đáng chú ý được quy định tại Thông tư 14/2017/TT-NHNN quy định phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với ngân hàng.
Theo đó, lãi suất tính lãi được quy đổi theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm) và quy định một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày (quy định cũ tại Quyết định 652/2001/QĐ-NHNN là 1 năm = 360 ngày).
Công thức tính số tiền lãi cho từng trường hợp cụ thể là:
Số tiền lãi ngày = (Số dư thực tế x Lãi suất tính lãi)/365;
Số tiền lãi của kỳ tính lãi = tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày trong kỳ tính lãi;
Đối với các khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thời gian duy trì số dư thực tế nhiều hơn 01 ngày trong kỳ tính lãi, áp dụng công thức sau:
Xem chi tiết các nội dung khác tại Thông tư 14/2017/TT-NHNN.
8. Thành lập 3 hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
Việc tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được giám sát bởi 3 hội đồng, bao gồm 1 hội đồng giám sát chung và 2 hội đồng giám sát khu vực, cụ thể:
Hội đồng giám sát chung;
Giám sát cụm tiêu hủy phía Bắc (kho tiền Trung ương tại Hà Nội);
Giám sát Cụm tiêu hủy phía Nam (kho tiền Trung ương tại Tp. HCM).
Bên cạnh đó còn có Tổ giúp việc cho Hội đồng giám sát, gồm các công chức của Ngân hàng Nhà nước được trưng tập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng giám sát. Tổ giúp việc có Tổ trưởng, Tổ phó và các thành viên.
Các nội dung nêu trên được căn cứ tại Thông tư 07/2017/TT-NHNN quy định về việc giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền in hỏng, đúc hỏng.
Thông tư 07/2017/TT-NHNN thay thế cho Thông tư 29/2012/TT-NHNN.
(CÒN NỮA...)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |