Từ giữa tháng 12/2018 (từ ngày 15/12 – 31/12/2018), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, Thư Ký Luật trân trọng giới thiệu tới Quý Thành viên, Khách hàng một số chính sách về Lao động, Bảo hiểm xã hội… sau đây:
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 153/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 07/11/2018.
Cụ thể, Nghị định 153 đã quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2021, có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng, bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu theo quy định của Luật BHXH 2014 so với Luật BHXH 2006.
Theo đó, tùy vào thời gian đã đóng BHXH và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu thì:
Mức lương hưu được điều chỉnh = Mức lương hưu tính theo khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật BHXH 2014 + Mức điều chỉnh
Trong đó: Mức điều chỉnh = Mức lương hưu tính tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu x tỷ lệ điều chỉnh. Tỷ lệ điều chỉnh được quy định chi tiết trong Bảng tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 153.
Mức lương hưu sau điều chỉnh là căn cứ để tính điều chỉnh ở những lần điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Điều 57 Luật BHXH 2014.
Lưu ý: Thời điểm thực hiện điều chỉnh được tính từ tháng lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu.
Nghị định 153/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 24/12/2018.
Ngày 08/10/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.
Theo đó, kể từ ngày 15/12/2018, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động 2012 là tiền lương theo hợp đồng lao động (quy định hiện hành là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề) chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của NSDLĐ, nhân với số ngày NLĐ nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
Đồng thời, Nghị định 148 cũng bổ sung thêm quy định về tiền lương làm căn cứ bồi thường khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 hoặc Khoản 2 Điều 43 của Bộ luật lao động 2012 là tiền lương theo HĐLĐ tại thời điểm NSDLĐ hoặc NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Mới đây, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 162/2018/TT-BQP hướng dẫn chế độ phụ cấp đặc thù đối với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng.
Theo đó, các đối tượng sau đây được hưởng một trong 04 mức phụ cấp đặc thù, gồm: 30%, 25%, 20% và 15% tính trên mức lương cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan hoặc loại, nhóm, bậc đối với sĩ quan chuyên nghiệp:
Mức hưởng phụ cấp đặc thù được tính theo công thức sau:
Mức phụ cấp đặc thù được hưởng = Hệ số lương cấp bậc quân hàm hoặc loại, nhóm, bậc x Mức tiền lương cơ sở x Tỷ lệ % phụ cấp đặc thù được hưởng
Trong đó: Mức tiền lương cơ sở được thực hiện theo quy định của Chính phủ tại từng thời điểm.
Xem chi tiết: Thông tư 162/2018/TT-BQP có hiệu lực thi hành ngày 26/12/2018.
Đây là nội dung cơ bản được quy định tại Thông tư 41/2018/TT-BCT về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, có hiệu lực thi hành ngày 20/12/2018.
Theo đó, kể từ ngày 20/12/2018 đến 31/12/2019 các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu đối với các phế liệu được liệt kê tại Danh mục phế liệu ban hành kèm theo Thông tư 41, đơn cử là:
Lưu ý:
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |