Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 ngày 14/11/2022.
Trong đó, quy định các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
(1) Buộc chấm dứt hành vi bạo lực gia đình;
(2) Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
(3) Cấm tiếp xúc;
(4) Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;
(5) Chăm sóc, điều trị người bị bạo lực gia đình;
(6) Trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;
(7) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
(8) Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư;
(9) Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng;
(10) Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
(11) Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ người bị hại theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, so với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, quy định mới đã bổ sung các biện pháp (2), (4), (5), (6), (7), (8), (9).
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023 và thay thế Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |