Sau đây, Thư Ký Luật chia sẻ đến Quý thành viên các chính sách nổi bật thuộc lĩnh vực Giao thông vận tải, Ngân hàng, Kiểm toán nhà nước có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt. Theo đó, việc xác định ranh giới đất dành cho đường sắt được quy định cụ thể như sau:
Xác định cụ thể ranh giới theo tọa độ; cập nhật, thống nhất với hồ sơ địa chính và CSDL quản lý đất đai của địa phương nơi có đường sắt đi qua;
Việc lập, trình phê duyệt, tổ chức cắm và quản lý mốc giới đất dành cho đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai;
Việc xác định mốc giới đất dành cho đường sắt tại thực địa thực hiện phù hợp với khả năng bố trí ngân sách nhà nước và theo thứ tự ưu tiên là khư vực đô thị, khu vực dân cư và các khu vực còn lại.
Xem chi tiết tại Nghị định 56/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2018.
Ngày 23/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin. Theo đó, Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận thông tin qua các hình thức sau:
Các hình thức cung cấp thông tin phù hợp với khả năng tiếp cận của người yêu cầu cung cấp thông tin;
Bố trí thiết bị nghe, nhìn và các thiết bị phụ trợ phù hợp với dạng và mức độ khuyết tật của người yêu cầu cung cấp thông tin;
Bố trí CB - CC hướng dẫn và giúp đỡ người khuyết tật gặp khó khăn trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
Ưu tiên cung cấp thông tin cho người khuyết tật theo quy định pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật về người khuyết tật.
Xem thêm tại Nghị định 13/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Nghị định 42/2018/NĐ-CP bãi bỏ một số Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng, bao gồm 06 Nghị định sau:
Nghị định 14/CP năm 1993 quy định chính sách cho hộ sản xuất vay vốn phát triển nông - lâm - ngư - diêm và kinh tế nông thôn;
Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân;
Nghị định 69/2005/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân;
Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam;
Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại;
Nghị định 05/2010/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với tổ chức tín dụng.
06 Nghị định trên sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 42 có hiệu lực thi hành.
Nghị định 66/2018/NĐ-CP quy định về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Kiểm toán nhà nước. Theo đó để thực hiện chế độ ưu tiên phải dựa vào các nguồn kinh phí sau:
Các khoản tăng thu NSNN về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác;
Các khoản đã chi ngân sách sai chế độ đã nộp lại NSNN;
Các khoản đã chi ngân sách sai chế độ đã được CQ có thẩm quyền xử lý giảm chi, giảm thanh toán;
Các khoản kinh phí bố trí dự toán vượt định mức phân bổ, sai nguồn do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý thu hồi nộp NSNN.
Nhà nước trích 5% số tiền từ các khoản trên để chi cho chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Kiểm toán nhà nước.
Nghị định 66/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |