07 nhóm giải pháp thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

07 nhóm giải pháp thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Nguyễn Thị Diễm My

Ngày 27/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 201/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

07 nhóm giải pháp thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đề ra 06 nhóm giải pháp thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm:

(1) Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Rà soát, xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế chính sách liên quan đến lĩnh vực y tế, tạo cơ sở pháp lý thực hiện quy hoạch.

- Rà soát chính sách đầu tư cho các cơ sở y tế tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo, khu vực đặc biệt khó khăn; hỗ trợ, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận bình đẳng các dịch vụ y tế có chất lượng...

(2) Giải pháp về tổ chức và phát triển nguồn nhân lực:

- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, chuyển đổi, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp y tế; điều chỉnh chức năng nhiệm vụ phù hợp bảo đảm đáp ứng yêu cầu tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, bảo đảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân, đủ năng lực ứng phó trong trường hợp dịch bệnh, khẩn cấp và phù hợp với định hướng phát triển không gian trong thực hiện quy hoạch.

- Rà soát, xây dựng các chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực ưu tiên và các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo; đổi mới chính sách thu hút nhân lực y tế, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, có đủ năng lực thực hiện các kỹ thuật cao cho các bệnh viện cấp tỉnh đảm nhận chức năng vùng...

(3) Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư:

- Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ các nguồn: (i) nguồn ngân sách nhà nước; (ii) nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam; (iii) quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của cơ sở y tế; (iv) nguồn đầu tư tư nhân; (v) các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Sử dụng hiệu quả đầu tư công để kích hoạt, huy động, thu hút mọi nguồn lực xã hội, nhất là nguồn lực tư nhân tham gia các công trình đầu tư phát triển các cơ sở y tế theo quy hoạch...

(4) Giải pháp phát triển khoa học - công nghệ:

- Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu lớn và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y khoa, đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới trong dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh, trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất thuốc, vắc xin, thiết bị y tế. Nâng cao tiềm lực, tập trung ưu tiên phát triển công nghệ có khả năng ứng dụng cao, đặc biệt là y tế số, trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực mũi nhọn như công nghệ sinh học, dược học, điện tử y sinh.

- Thiết lập nền tảng hệ sinh thái y tế số quốc gia phục vụ công tác lập kế hoạch, quản lý điều hành hệ thống y tế.

(5) Giải pháp về hợp tác quốc tế:

- Phát triển mạng lưới thông tin với một số nước và các tổ chức quốc tế có liên quan đến y tế nhằm tiếp cận, trao đổi, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học y học trên thế giới.

- Củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác hiện có, mở rộng quan hệ mới với các nước, các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển; tăng cường vận động và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ nước ngoài cho đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị y tế; đẩy mạnh hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo chất lượng cao và hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển y tế chuyên sâu...

(6) Giải pháp về liên kết, hợp tác phát triển:

- Đẩy mạnh liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo các lĩnh vực, đặc biệt xây dựng hệ thống kết nối giữa dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh, trong vùng, giữa các vùng và cả nước, thực hiện kết hợp quân dân y trong chăm sóc sức khỏe.

- Tăng cường kết nối, hỗ trợ giữa y tế nhà nước và y tế tư nhân, có cơ chế khuyến khích, huy động và tăng cường vai trò của y tế tư nhân không chỉ trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ y tế mà cả các nhiệm vụ sự nghiệp y tế khác...

(7) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát, thực hiện quy hoạch:

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan và hiệu quả công tác phối hợp liên ngành, đẩy mạnh các hoạt động đa ngành trong chăm sóc sức khỏe. Xây dựng các kế hoạch hành động liên ngành trong chăm sóc sức khỏe nói chung và đặc biệt trong chuẩn bị và ứng phó với dịch bệnh, tình huống khẩn cấp.

- Tổ chức công bố công khai quy hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ sở giáo dục và nhân dân khi triển khai thực hiện...

Xem chi tiết tại Quyết định 201/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 27/02/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

403 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;