Kể từ ngày 01/01/2022, chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước được tính theo quy định tại Thông tư 97/2021/TT-BTC.
- Sau ngày 31/12/2021, thẻ từ ATM sẽ không sử dụng được
- Ban hành khung giá phát điện năm 2021
- Thay đổi cách tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước
Từ năm 2022, chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước được tính như thế nào? (Ảnh minh họa)
Cụ thể, Ngân sách trung ương khi tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước và ngân sách cấp tỉnh khi tạm ứng ngân quỹ nhà nước có trách nhiệm thanh toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước cho Kho bạc Nhà nước định kỳ hàng tháng (chậm nhất vào ngày 10 của tháng liền kề sau tháng phải thanh toán):
Mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước bằng mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cùng thời kỳ.
Hiện hành, Thông tư 23/2020/TT-BTC quy định mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước là 0,10%/tháng, trên cơ sở một tháng có 30 ngày.
Riêng khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước của tháng đến hạn hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước được thanh toán cho Kho bạc Nhà nước cùng thời điểm khi hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước. Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước hàng tháng được xác định như sau:
Hiện hành, chi phí này được tính bằng:
Số dư nợ tạm ứng, vay x (0,10%/30) x Số ngày tạm ứng, vay thực tế trong tháng
Trong đó:
- Số dư nợ tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước thực tế được xác định tại thời điểm cuối mỗi ngày trong thời hạn tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước.
Thời hạn tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước theo tháng, được tính từ ngày rút vốn đối với kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước đầu tiên hoặc ngày đầu tiên của tháng đối với các kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước tiếp theo đến hết ngày cuối cùng của tháng tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước hoặc ngày liền kề trước ngày hoàn trả khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước đối với kỳ tính khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước cuối cùng.
- Số ngày duy trì số dư nợ thực tế (bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật) là số ngày mà số dư nợ tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước thực tế cuối mỗi ngày không thay đổi trong thời hạn tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước nêu trên.
- Mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước bằng mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong cùng thời kỳ.
Trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quyết định điều chỉnh mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì áp dụng theo mức lãi suất mới kể từ thời điểm mức lãi suất đó có hiệu lực thi hành.
Ngoài ra, đối với chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn:
Trường hợp khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước của ngân sách trung ương, khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước của ngân sách cấp tỉnh quá thời hạn hoàn trả, ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh có trách nhiệm thanh toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn theo mức bằng 150% mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước đã nêu trêu.
Điều này được áp dụng tại ngày liền kề trước thời hạn tính chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn. Chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn được thanh toán một lần cho Kho bạc Nhà nước khi thu hồi khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước quá hạn và được xác định như sau:
Hiện hành, chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn được tính bằng:
Số dư nợ tạm ứng, vay quá hạn x (0,10%/30) x 150% x Số ngày tạm ứng, vay quá hạn
Dư nợ tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước tính đến ngày 01/01/2022 được áp dụng mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước theo quy định tại Thông tư 97/2021 kể từ ngày 01/01/2022. Các khoản tạm ứng, vay ngân quỹ nhà nước được phê duyệt trước ngày 01/01/2022, nhưng thực hiện rút vốn sau ngày 01/01/2022 được áp dụng mức chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước theo quy định tại Thông tư 97/2021. |
Bảo Ngọc
- Từ khóa:
- chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước