Hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử được quy định như thế nào? - Trung Nghĩa (Tiền Giang)
- Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử gồm những ai?
- Tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử
- Quy định về ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn điện tử
- Quy định về xử lý sự cố với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
- Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung
Hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
1. Nguyên tắc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
Theo Điều 44 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử như sau:
- Việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được áp dụng để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường.
- Việc tra cứu, cung cấp thông tin hóa đơn điện tử phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng đối tượng.
- Việc sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp phải đảm bảo đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin; đồng thời phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về bảo về bí mật nhà nước.
2. Đối tượng cung cấp thông tin, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử
Đối tượng cung cấp thông tin, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử theo Điều 46 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
- Tổng cục Thuế là đơn vị cung cấp thông tin hóa đơn điện tử đối với đề nghị của các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước cấp Trung ương. Cục Thuế, Chi cục Thuế cung cấp thông tin đối với đề nghị của cơ quan, tổ chức quản lý đồng cấp.
- Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử bao gồm:
+ Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ;
+ Các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường;
+ Các tổ chức tín dụng sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng;
+ Các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
+ Các tổ chức sử dụng thông tin chứng từ điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
3. Hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử
Hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử theo Điều 47 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
- Bên sử dụng thông tin là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo các nội dung thông tin hóa đơn điện tử.
- Bên sử dụng thông tin là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đã ký quy chế trao đổi thông tin hoặc ký hợp đồng phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, kết nối, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử từ Tổng cục Thuế như sau:
+ Áp dụng chữ ký số có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện việc mã hóa đường truyền;
+ Đảm bảo an toàn thông tin theo quy định của pháp luật;
+ Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Thuế công bố, gồm: Chỉ tiêu thông tin, định dạng dữ liệu, phương thức kết nối, tần suất trao đổi thông tin.
Bên sử dụng thông tin nêu tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có trách nhiệm phân công đầu mối đăng ký sử dụng thông tin hóa đơn điện tử (sau đây gọi tắt là đầu mối đăng ký) và thông báo cho Tổng cục Thuế bằng văn bản.
Quốc Đạt
- Từ khóa:
- Hóa đơn điện tử