Doanh nghiệp phải có quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới dự kiến có hiệu lực từ 01/01/2021 và thay thế Nghị định 85/2015/NĐ-CP.
Dự thảo Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới đang được đưa ra lấy ý kiến trên mạng. Đáng chú ý tại Dự thảo này là nội dung quy định chi tiết về các hành vi bị xem là quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Bộ luật Lao động 2019 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019. Một trong những nội dung đáng chú ý tại Bộ luật này là việc quy định những hành vi nghiêm cấm người sử dụng lao động thực hiện trong quan hệ với người lao động.
Ngày 20/11/2019, Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật lao động 2019 với nhiều nội dung có liên quan mật thiết tới người lao động. Định nghĩa về hành vi “quấy rối tình dục tại nơi làm việc” là một nội dung mới rất đáng chú ý tại Bộ Luật này.
Đây là quy định mới được đề cập tại Dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi vẫn đang trong thời gian lấy ý kiến thông qua, dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.
Quấy rối tình dục là hành vi khá phổ biến trong môi trường làm việc của người lao động. Mặc dù Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ 2012) nghiêm cấm về hành vi này song vẫn chưa thật cụ thể và chi tiết. Tại Dự thảo Báo cáo tổng kết đánh giá 3 năm thi hành BLLĐ 2012 (Gọi tắt là Dự thảo Báo cáo) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ( Bộ LĐ-TBXH) đã đề xuất nên quy định cụ thể hành vi “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc”.
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;