Đây là nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021.
Ảnh minh họa
Cụ thể, theo nội dung tại Dự thảo này, những trường hợp đình công bất hợp pháp bao gồm:
- Vi phạm các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục tiến hành đình công.
- Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc Danh mục do Chính phủ quy định.
- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.
Như vậy, có thể thấy, Dự thảo đã bổ sung thêm trường hợp đình công bất hợp pháp là khi cuộc đình công vi phạm các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục tiến hành đình công so với quy định hiện hành tại Bộ luật Lao động 2012.
Đồng thời, Dự thảo đã bỏ đi 03 trường hợp đình công bất hợp pháp sau tại Bộ luật Lao động 2012:
- Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
- Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.
- Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật Lao động.
Nguyễn Trinh