Đây là một trong những nội dung mới đáng chú ý được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 chính thức được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, ngày 20/11/2019 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
- NLĐ có thể nghỉ việc mà không báo trước theo Bộ luật lao động 2019
- Chấp nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử từ 01/01/2021
- Tổng hợp Bộ luật Lao động của Việt Nam qua các thời kỳ
Từ năm 2021, có thêm tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp (Ảnh minh họa)
Cụ thể, theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 thì:
“Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.”
Trước đây, theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Bộ luật lao động 2012 thì tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2021 thì bên cạnh công đoàn cơ sở, NLĐ sẽ có thêm tổ chức của người lao động tại doanh ngiệp.
Việc quy định thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bên cạnh tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm mục đích thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế ILO mà Việt Nam là thành viên, cũng như các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế quốc tế.
Toàn Trung