Lương là vấn đề rất được NLĐ quan tâm khi giao kết và trong cả quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Vậy, pháp luật quy định thế nào về mức lương, tiền lương của người lao động trong từng trường hợp cụ thể?
Tổng hợp mức lương, tiền lương của NLĐ trong từng trường hợp cụ thể (Ảnh minh họa)
1. Những nội dung quan trọng liên quan đến mức lương, tiền lương
* Khái niệm mức lương, tiền lương
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Theo đó, mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ. Cụ thể mức lương tối thiểu hiện hành được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP như sau:
-
Mức 4.420.000 đồng/tháng áp dụng đối với vùng I.
-
Mức 3.920.000 đồng/tháng áp dụng đối với vùng II.
-
Mức 3.430.000 đồng/tháng áp dụng đối với vùng III.
-
Mức 3.070.000 đồng/tháng áp dụng đối với vùng IV.
- Tiền lương là số tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
* Nguyên tắc trả lương
Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 việc trả lương cho NLĐ phải đảm bảo nguyên tắc sau:
- Trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn.
- NSDLĐ có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp nếu NLĐ không thể nhận lương trực tiếp. Đây là quy định mới tại BLLĐ 2019.
- NSDLĐ không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của NLĐ. Đồng thời, NSDLĐ cũng không được ép buộc NLĐ chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của NSDLĐ hoặc của đơn vị khác mà NSDLĐ chỉ định. Đây cũng là quy định mới được quy định tại BLLĐ 2019.
* Hình thức trả lương
Hình thức trả lương của NLĐ được quy định cụ thể tại Điều 96 BLLĐ 2019 như sau:
-
NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán;
-
Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng thì NSDLĐ phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
* Kỳ hạn trả lương
Kỳ hạn trả lương cho NLĐ có thể tính như sau:
- Theo giờ, ngày, tuần: có thể trả sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Theo tháng: có thể trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
- Theo sản phẩm, theo khoán: trả theo thỏa thuận của hai bên và được tạm ứng tiền lương hàng tháng theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng có thể chẩm trả lương nhưng không được chậm quá 30 ngày.
Lưu ý: Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì NSDLĐ phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi NSDLĐ mở tài khoản trả lương cho NLĐ công bố tại thời điểm trả lương.
2. Mức lương, tiền lương của NLĐ trong từng trường hợp cụ thể:
Trường hợp |
Mức lương, Tiền lương |
|
Theo thỏa thuận của các bên |
|
|
Vào ngày thường |
ít nhất bằng 150% tiền lương |
Vào ngày nghỉ hằng tuần |
ít nhất bằng 200% tiền lương |
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương (*) |
ít nhất bằng 300% tiền lương |
|
được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương |
|
Ngoài tiền lương làm thêm giờ và tiền lương làm việc vào ban đêm còn được trả thêm 20% tiền lương |
(*) Tiền lương này chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.
Lưu ý: Tiền lương trong các trường hợp này là tiền lương được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm của ngày làm việc bình thường/nghỉ hàng tuần/lễ, tết theo quy định tại Điều 98 BLLĐ 2019.
Như vậy, trong từng trường hợp mức lương, tiền lương NLĐ được trả là khác nhau tùy vào điều kiện và thời gian làm việc. NLĐ cần nắm rõ quy định này để đảm bảo quyền lợi được làm việc và nhận lương thỏa đáng của mình.
Thùy Trâm