Tổng hợp các mức phạt liên quan đến hành vi “KHÔNG ĐÓNG BHXH” cho NLĐ

Hiện nay, tình trạng người sử dụng lao động khi tuyển dụng thường để quyền lợi của người lao động là được đóng BHXH và người lao động ngầm hiểu đây là quyền lợi mà công ty mang lại cho mình, nhưng ít ai nhận ra đây là trách nhiệm của NSDLĐ bắt buộc phải thực hiện, nếu không thực hiện sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật.

Tổng hợp các mức phạt liên quan đến hành vi “KHÔNG ĐÓNG BHXH” cho NLĐ

Tổng hợp các mức phạt liên quan đến hành vi “KHÔNG ĐÓNG BHXH” cho NLĐ (Hình minh họa)

Cụ thể, tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nghiêm cấm các hành vi sau:

Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng tại Luật BHXH 2014 quy định người lao động có quyền được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, hưởng bảo hiểm y tế, và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

Theo đó, tại Điều 33 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về các mức phạt liên quan đến hành vi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động, cụ thể như sau:

Đối tượng

Hành vi vi phạm

Mức phạt (đồng)

Biện pháp khắc phục hậu quả

Người lao động

Thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

500.000 - 1.000.000

KHÔNG

Người sử dụng lao động

Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật BHXH;

500.000 - 1.000.000

KHÔNG

Không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng BHTN cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định;

Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan BHXH.

05 - 10 triệu

KHÔNG

Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN;

Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

 

- Buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN phải đóng.

- Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm từ 30 ngày trở lên

Đóng BHXH, BHTN không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

Đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà không phải là trốn đóng.

Không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.

Trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

50 – 75 triệu

 

 

Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động kể từ khi ký hợp đồng lao động, nếu người lao động ký hợp đồng thử việc thì sẽ không phải đóng BHXH. Tuy nhiên thời gian thử việc không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp, không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên, không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Vậy hết thời gian thử việc nêu trên, người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng BHXH cho người lao động vì đây là trách nhiệm của NSDLĐ và cũng là quyền lợi mặc định có của người lao động khi tham gia ký kết HĐLĐ. Nếu NSDLĐ lấy việc đóng BHXH là quyền lợi mà NSDLĐ mang lại cho người lao động là hoàn toàn sai lầm, và người lao động nên hiểu rõ quyền lợi của mình để tham gia đàm phán, ký kết với người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động nên tuân thủ pháp luật về việc đóng BHXH cho người lao động, vì khi bị phát hiện, ngoài số tiền đóng BHXH bị truy thu, còn bị phạt một số tiền tương đối lớn. Việc giảm chi phí cho doanh nghiệp bằng cách cắt giảm tiền đóng BHXH cho người lao động không phải là kế sách hay mà đó là bước đi sai lầm vì phải chịu một lúc 02 khoản chi.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1333 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;