Tăng lương tối thiểu vùng và lương cơ sở năm 2017

Tăng lương tối thiểu vùng và tăng lương cơ sở luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm người lao động, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp... Và vấn đề này đang trở lên nóng hơn bao giờ hết khi mà cả lương tối thiểu và lương cơ sở đều được đề xuất tăng vào năm 2017.

 

 

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;
  • Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề 

Còn lương cơ sở là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác; tính các mức hoạt động phí, sinh hoạt phí; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này

Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 với mức tăng từ 180.000 đồng – 250.000 đồng/tháng tùy theo vùng bắt đầu từ ngày 01/01/2017. Đối với lương cơ sở, Chính phủ đã đề xuất tăng lương cơ sở vào năm 2017 là 7% (đạt mức 1,3 triệu đồng/tháng). Việc việc  đề nghị tăng lương tối thiểu vùng và lương cơ sở đã có sự tranh luận từ nhiều phía, với nhiều băn khoăn, lo lắng.

Lương tối thiểu vùng 2017: Tăng 7.3%

Tăng lương góp phần bình đẳng hơn mức thu nhập giữa các bộ phận người lao động trong xã hội. Có thể dễ dàng nhận ra tăng lương là tốt đối với người lao động. Tuy nhiên, đề xuất tăng lương tối thiểu vùng với mức tăng 7,3% so với năm 2017 đã vấp phải sự phản đối từ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may khi mà tăng lương tạo nhiều áp lực, gánh nặng cho doanh nghiệp (tăng chi phí trả cho người lao động, tăng các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cũng như phí công đoàn). 

Về phía người người lao động cũng không quá mặn mà với việc tăng lương, trên thực tế thu nhập thực tế của đa số công nhân hiện nay còn thấp so với nhu cầu cơ bản của cuộc sống, không đủ để trang trải cho các chi phí cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Khi tăng lương các phụ cấp kèm theo sẽ giảm tương ứng, trừ thêm phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và vật giá, giá thuê nhà trọ cũng tăng theo lương thì cuộc sống của người lao động lại thêm khó khăn.

Tại Dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu vùng 2017 quy định cụ thể về mức lương tối thiểu áp dụng tại từng vùng cũng như có một số sự thay đổi về địa bàn áp dụng. Trong trường hợp Dự thảo trên được thông qua và ký ban hành thì từ ngày 01/01/2017 sẽ có các trường hợp người lao động được tăng lương như sau:

  • Trường hợp 1: Tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng 2017
  • Người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng quy định theo Bộ luật Lao động 2012  có mức lương hiện tại thấp hơn mức lương tối thiểu vùng 2017.
  • Người giúp việc gia đình theo hợp đồng lao động có mức lương hiện tại (bao gồm cả chi phí ăn, ở tại gia đình người sử dụng lao động nếu có) thấp hơn mức lương tối thiểu vùng 2017 (Khoản 1 Điều 15 Nghị định 27/2014/NĐ-CP).
  • Trường hợp 2: Tăng lương theo quy định của doanh nghiệp.

Người lao động có mức lương hiện tại bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng 2017 nhưng người sử dụng lao động quyết định tăng lương:

  • Làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 (Căn cứ Khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động 2012).
  • Người giúp việc gia đình có hợp đồng lao động (Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Nghị định 27).

 

 

Tăng lương cơ sở 2017 lên 7%: Tiền ở đâu ra?

Xét trên thực tế hiện nay, giá cả tăng cao, đời sống của cán bộ, công chức gặp không ít khó khăn, do vậy, chính phủ đã đề xuất tăng lương lên 7%, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2017 là hợp lý theo ý kiến của nhiều người. Vấn đề đặt ra ở đây là tiền ở đâu tăng lương ngân sách lấy tiền đâu để tăng lương trong lúc khó khăn và nợ công cao (Tốc độ tăng nợ công 5 năm từ 2011 đến năm 2015 khoảng 18,4%, gấp 3 lần tăng trưởng kinh tế là 5,91%).

Tăng lương cơ sở 7% trong năm 2017 cần phải quyết liệt tinh giản biên chế, cần phải sắp xếp lại bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc và cũng phải cân nhắc, tính toán kỹ, xác định rõ nguồn thực hiện điều chỉnh lương. Tinh giảm biên chế luôn là vấn đề chúng ta thực hiện đã lâu nhưng không có nhiều hiệu quả, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả nhưng việc tinh giảm là vô cùng khó khi mà mối quan hệ con ông, cháu cha vẫn còn tồn tại trong một số cơ quan nhà nước.

Dưới đây là biểu đồ lương cơ sở từ năm 2010 - 2017 (trường hợp phương án tăng lương cơ sở được thông qua)

 

Việc tăng lương tối thiểu vùng là 7,3% và lương cơ sở là 7% vào năm 2017 tại nội dung nêu trên là những đề xuất được đưa ra thảo luận và chúng ta phải chờ quyết định chính thức từ Chính phủ.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
3787 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;