Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc (Dự kiến)

Dự thảo Nghị định quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc đang trong thời gian lấy ý kiến đóng góp trên mạng.

số lượng thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc

Ảnh minh họa

Theo đó, Dự thảo này quy định về số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại nơi làm việc tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động như sau:

Bên người sử dụng lao động

Căn cứ điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, người sử dụng lao động quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, gồm người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và các đại diện cần thiết khác và thể hiện trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Bên người lao động

- Căn cứ điều kiện tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, số lượng lao động sử dụng, các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện người lao động trao đổi với người sử dụng lao động để lựa chọn số lượng, thành phần tham gia đối thoại bên người lao động là toàn bộ người lao động hoặc theo số lượng, thành phần đại diện và quy định cụ thể trong Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

- Trường hợp lựa chọn đối thoại theo thành phần đại diện bên người lao động thì số lượng người đại diện: Ít nhất 03 người nếu quy mô dưới 50 lao động; ít nhất 07 người nếu sử dụng từ 50 đến dưới 150 lao động; ít nhất 10 người nếu sử dụng từ 150 đến dưới 300 lao động; ít nhất 15 người nếu sử dụng từ 300 đến dưới 500 lao động; ít nhất 20 người nếu sử dụng từ 500 lao động trở lên.

- Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động quy định ở trên, các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và những người lao động không tham gia tổ chức đại diện người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.

- Ở nơi chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hoặc vừa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vừa có người lao động không tham gia tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì người sử dụng lao động hướng dẫn, tạo điều kiện để những người lao động không tham gia tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bầu nhóm đại diện tham gia đối thoại theo các quy định trên.

Lưu ý: Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và bên người lao động được thực hiện ít nhất định kỳ 2 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc. Trong khoảng thời gian giữa 2 kỳ xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại điện không thể tiếp tục tham gia thì người sử dụng lao động hoặc từng tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện người lao động xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế và công bố công khai tại nơi làm việc.

Khi tiến hành tổ chức các cuộc đối thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động, ngoài các thành viên tham gia đối thoại nêu trên, hai bên có thể thống nhất mời các cá nhân khác cùng tham gia.

Xem thêm các nội dung khác của Dự thảo Nghị định này TẠI ĐÂY.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
2197 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;