Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về quản lý lao động, hợp đồng lao động, tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất đang được đưa ra lấy ý kiến đóng góp trên mạng.
- Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động
- Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ một số ngành, nghề đặc thù
- Quy định chi tiết hình thức trả thức trả lương cho người lao động
Quy định về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần từ ngày 01/01/2021
Theo đó, Nghị định này quy định việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Lao động như sau:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần có hiệu lực, người sử dụng lao động và người lao động tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi hợp đồng lao động được sửa đổi, bổ sung được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng và quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa mức lương đã thỏa thuận lại khi sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động và mức lương trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần để hoàn trả cho người lao động theo thời gian thực tế làm việc nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Thực tế, nội dung này hiện nay cũng đã được quy định tại Nghị định 44/2013/NĐ-CP, Dự thảo Nghị định này đã tiếp tục kế thừa quy định tại Nghị định 44 đồng thời bổ sung thêm nội dung về việc xử lý trong trường hợp hai bên không tiến hành sửa đổi, bổ sung mà thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần, cụ thể:
2. Trường hợp hai bên không tiến hành sửa đổi, bổ sung mà thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm như sau:
- Chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 Nghị định này;
- Xác định phần chênh lệch giữa mức lương đã thỏa thuận và mức lương trong hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần để hoàn trả cho người lao động theo thời gian thực tế làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần nhưng tối đa không quá 12 tháng đối với trường hợp hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần có tiền lương thấp hơn so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng;
- Giải quyết các quyền lợi khác đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
Chi tiết các nội dung xem thêm Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về quản lý lao động, hợp đồng lao động, tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất dự kiến có hiệu lực từ 01/01/2021.
Nguyễn Trinh
- Từ khóa:
- Bộ luật Lao động 2019
- Dự thảo