Mỗi năm, gần dịp Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp sẽ tiến hành chi thưởng Tết, lương tháng 13 cho người lao động qua một năm làm việc. Vậy, thưởng tết, lương tháng 13 có phải đóng thuế TNCN không?
- Bộ luật Lao động 2019: 04 điểm mới về trả lương cho người lao động
- 5 vi phạm có thể khiến người lao động mất việc từ 01/01/2021
- Người lao động được trả lương như thế nào khi doanh nghiệp điều chuyển lao động?
Người lao động được thưởng tết, lương tháng 13 có phải đóng thuế TNCN không? (Ảnh minh họa)
Thưởng tết, lương tháng 13 có phải đóng thuế TNCN không?
Bộ luật Lao động hiện hành và Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 đều không quy định về lương tháng 13. Tuy nhiên, trên thực tế tiền thưởng tết hay còn gọi là lương tháng 13 được xem là tiền thưởng doanh nghiệp thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động qua một năm.
Theo đó, căn cứ tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực ngày 01/01/2021) quy định:
“Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.”
Bên cạnh đó, tại Điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán đều phải chịu thuế TNCN, trừ các khoản tiền thưởng kèm theo giấy khen, bằng khen, huy chương, giải thưởng được Nhà nước phong tặng.
Đồng thời, theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm), đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, người lao động được thưởng tết, lương tháng 13 phải chịu thuế TNCN. Tuy nhiên, người lao động chỉ phải nộp thuế tiền thưởng tết, lương tháng 13 sau khi đã trừ khoản giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng/tháng (đối với cá nhân) và là 4,4 triệu đồng/tháng(đối với mỗi người phụ thuộc) mà vẫn còn dương.
Ví dụ: Lương chị A (đang có con 6 tuổi) là 20 triệu/tháng và được nhận thưởng tết, lương tháng 13 là 20 triệu đồng, tổng thu nhập là 40 triệu. Vậy sau khi trừ khoản giảm trừ gia cảnh 15,4 triệu đồng thì chị A còn 24,6 triệu để tính tiền thuế TNCN.
Cách tính thuế TNCN về thưởng tết, lương tháng 13 cho NLĐ
Theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, thuế TNCN thu nhập từ tiền thưởng, lương tháng 13 được tính theo công thức tính thuế TNCN như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (1)
Trong đó:
-
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ (2)
-
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn (3)
Do đó, để thuận tiện cho việc tính toán thuế TNCN, tại phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
Bậc |
Thu nhập tính thuế /tháng |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|||
1 |
Đến 5 triệu đồng (trđ) |
5% |
0 trđ + 5% TNTT |
5% TNTT |
2 |
Trên 5 trđ đến 10 trđ |
10% |
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ |
10% TNTT - 0,25 trđ |
3 |
Trên 10 trđ đến 18 trđ |
15% |
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ |
15% TNTT - 0,75 trđ |
4 |
Trên 18 trđ đến 32 trđ |
20% |
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ |
20% TNTT - 1,65 trđ |
5 |
Trên 32 trđ đến 52 trđ |
25% |
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ |
25% TNTT - 3,25 trđ |
6 |
Trên 52 trđ đến 80 trđ |
30% |
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ |
30 % TNTT - 5,85 trđ |
7 |
Trên 80 trđ |
35% |
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ |
35% TNTT - 9,85 trđ |
Ví dụ: Lương chị A (đang nuôi con 06 tuổi) là 20 triệu/tháng, thưởng tết, lương tháng 13 là 20 triệu đồng và các khoản bảo hiểm là: 8% BHXH, 1,5% BHYT, bảo hiểm thất nghiệp 1%. Theo đó, thuế TNCN được tính như sau:
-
Tổng thu nhập chị A nhận được là 40 triệu;
-
Tổng số tiền chị A đóng các khoản bảo hiểm theo lương: 20.000.000 x 8% + 20.000.000 x 1.5% + 20.000.000 x 1% = 2.100.000 (đồng);
-
Khoản giảm trừ gia cảnh 11.000.000 + 4.400.000 = 15.400.000;
-
Thu nhập tính thuế = 40.000.000 – 2.100.000 – 15.400.000 = 22.500.000 (đồng).
Vậy, số thuế TNCN chị A phải đóng là: 20% x 22.500.000 - 1.650.000 = 2.850.000 (đồng).
Bên cạnh đó, để tính thuế TNCN dễ dàng hơn Quý khách hàng và thành viên có thể truy cập tiện ích tính thuế TNCN TẠI ĐÂY.
Ty Na
- Từ khóa:
- Bộ luật Lao động 2019
- thưởng tết