Quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và quản lý Nhà nước liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động tại Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) 2015 đã kế thừa và được phát triển với nhiều nội dung mới so với những quy định tại các Nghị định của Chính phủ, Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội ban hành trước đây.
Quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và quản lý Nhà nước liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động tại Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) 2015 đã kế thừa và được phát triển với nhiều nội dung mới so với những quy định tại các Nghị định của Chính phủ, Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội ban hành trước đây.
Về phạm vi điều chỉnh, Luật ATVSLĐ 2015 đã mở rộng đối tượng hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phù hợp với đối tượng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong đó có việc bổ sung đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương và người lao động làm việc không theo hợp đồng. (đề nghị xem lại đoạn này, vì Bộ Luật lao động, Luật BHXH đều đã có quy định).
Đối với điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, giữ nguyên 3 trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động nhưng bổ sung, diễn giải chi tiết và thực hiện luật hóa một số nội dung tại 2 trường hợp bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc và trường hợp bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Theo đó, trường hợp bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc bao gồm cả khi người lao động đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động, nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, như nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh. Đồng thời bổ sung điều khoản quy định trường hợp người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu bị tai nạn do một trong các nguyên nhân: do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật. Đây là một trong những nội dung bổ sung cơ bản quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động. Theo quy định hiện hành, điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc khi được sự phân công của người sử dụng lao động, không quy định điều kiện loại trừ nên trong một số trường hợp đã gây ra những tồn tại, vướng mắc trong quá trình giải quyết. Quy định mới đã liệt kê cụ thể những trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động, bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện hạn chế vướng mắc, đồng thời, bảo đảm tính công bằng cho đối tượng hưởng chế độ.
Đối với chế độ bệnh nghề nghiệp, bổ sung thêm quy định trường hợp người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các ngành, nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục do Bộ Y tế và Bộ LĐ-TB&XH ban hành mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp, thì việc giám định và giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ. Cơ quan ban hành điều kiện về bị bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục được sửa đổi giao cho Bộ Y tế (sau khi lấy ý kiến từ Bộ LĐ-TB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động) thay cho quy định hiện hành là Bộ Y tế, Bộ LĐ-TB&XH cùng ban hành.
Về nội dung giám định thương tật, bổ sung quy định đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định, theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, người lao động được làm thủ tục giám định ngay trong quy trình điều trị hoặc không cần gửi đi điều trị trước khi giám định. Bổ sung quy định thời hạn trường hợp sau khi thương tật, bệnh tật tái phát, người lao động được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là sau 24 tháng kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, bệnh nghề nghiệp liền kề trước đó. Về trợ cấp phục vụ sửa đổi điều kiện bị suy giảm 81% trở lên mà “không tự phục vụ được bản thân” thay cho quy định hiện hành là liệt kê các trường hợp cụ thể.
Về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nội dung sửa đổi cơ bản là điều chỉnh thống nhất mức hưởng cho 1 ngày bằng 30% mức lương cơ sở và chỉ áp dụng một hình thức nghỉ dưỡng sức, thay cho quy định hiện hành (có 2 hình thức nghỉ tại nhà, bằng 25% và nghỉ tập trung, bằng 40% mức lương cơ sở) tính cho một ngày để phù hợp với chế độ dưỡng sức sau ốm đau, thai sản được quy định tại Luật BHXH (sửa đổi). Ngoài ra, thiết kế tại Luật nội dung quy định số ngày nghỉ tối đa từ 5 - 10 ngày đối với từng trường hợp, tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động; theo Luật hiện hành, quy định tại các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và quy định thời gian nghỉ dưỡng sức trong 30 ngày đầu làm việc sau khi điều trị thương tật, bệnh tật mà sức khỏe còn yếu.
Đặc biệt, thủ tục, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Luật ATVSLĐ đã có sự thay đổi đáng kể: Loại bỏ thành phần hồ sơ theo quy định hiện hành đã phát sinh rất nhiều vướng mắc trong quá trình giải quyết, đó là biên bản điều tra tai nạn lao động trong giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động và biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại. Việc loại bỏ các thành phần hồ sơ nêu trên đáp ứng yêu cầu cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; quá trình thực hiện giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vì vậy, sẽ đơn giản, nhanh gọn, hạn chế tối đa vướng mắc so với hiện hành và giảm bớt trách nhiệm của cơ quan BHXH trong thực hiện thẩm định hồ sơ, xét duyệt hưởng chế độ. Tuy nhiên, để phòng, tránh lạm dụng, đòi hỏi phải có những quy định ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đề nghị giải quyết chế độ cho người lao động; nền tảng, cơ sở hạ tầng của việc lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu gốc đối với từng đơn vị sử dụng lao động, cũng như các cơ quan có thẩm quyền liên quan, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch hóa và thuận tiện khai thác khi có yêu cầu.
Những khoản chi từ Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bổ sung thêm các nội dung chi phí giám định thương tật; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc. Nội dung chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi trở lại làm việc được quy định cụ thể: Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định của Luật, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 1 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.
Về phòng và giảm thiểu tổn thất do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Luật có các quy định cụ thể và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện những đánh giá, phòng ngừa rủi ro, cải thiện điều kiện lao động và xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Điều 56 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định, hằng năm Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bao gồm các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động; điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan BHXH; huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 Điều 14 của Luật.
Việc hỗ trợ các hoạt động quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 56 không bao gồm phần chi phí do Quỹ BHYT chi trả theo quy định của Luật BHYT hoặc chi phí do người sử dụng lao động đã hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hỗ trợ, hồ sơ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hỗ trợ, việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ quy định tại Điều 55, 56 của Luật và phải bảo đảm cân đối Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Có thể thấy, Luật ATVSLĐ 2015 đã mở rộng chế độ chính sách đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với người lao động theo hợp đồng bổ sung hai chính sách mới hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc và chính sách hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp linh hoạt, tối đa 1%; chế độ bảo hiểm về bệnh nghề nghiêp sau khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác; bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi giao kết nhiều hợp đồng lao động bị tai nạn lao động và bảo vệ quyền, lợi ích cho lao động khi nhận công việc về nhà làm.
Đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có chính sách thông tin, tuyên truyền, giáo dục về VSATLĐ; Nhà nước hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về VSATLĐ; thống kê, báo cáo, điều tra về tai nạn lao động; bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện.
Nếu như trước đây, Bộ Luật Lao động chỉ quy định về nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, thì trong Luật ATVSLĐ người lao động và sử dụng lao động đã có thêm các quyền cụ thể. Đồng thời Luật cũng đã quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Hội Nông dân Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác. Công tác thanh tra ATVSLĐ đã được xác định rõ là thanh tra chuyên ngành, được tổ chức ở cấp TƯ và cấp tỉnh. Đặc biệt, với phương châm đảm bảo ATVSLĐ là các giải pháp phòng ngừa ít tốn kém hơn nhiều so với giải quyết hậu quả, xây dựng văn hóa an toàn tại doanh nghiệp có lợi ích hơn nhiều so với kêu gọi hỗ trợ nạn nhân khi bị tai nạn và mắc bệnh nghề nghiệp, Luật ATVSLĐ đầu tiên của Nhà nước ta sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh làm ra của cải vật chất cho xã hội.
Quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và quản lý Nhà nước liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động tại Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) 2015 đã kế thừa và được phát triển với nhiều nội dung mới so với những quy định tại các Nghị định của Chính phủ, Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội ban hành trước đây.
Về phạm vi điều chỉnh, Luật ATVSLĐ 2015 đã mở rộng đối tượng hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phù hợp với đối tượng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong đó có việc bổ sung đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương và người lao động làm việc không theo hợp đồng. (đề nghị xem lại đoạn này, vì Bộ Luật lao động, Luật BHXH đều đã có quy định).
Đối với điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, giữ nguyên 3 trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động nhưng bổ sung, diễn giải chi tiết và thực hiện luật hóa một số nội dung tại 2 trường hợp bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc và trường hợp bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Theo đó, trường hợp bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc bao gồm cả khi người lao động đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động, nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, như nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh. Đồng thời bổ sung điều khoản quy định trường hợp người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu bị tai nạn do một trong các nguyên nhân: do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật. Đây là một trong những nội dung bổ sung cơ bản quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động. Theo quy định hiện hành, điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là bị tai nạn tại nơi làm việc, trong giờ làm việc hoặc ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc khi được sự phân công của người sử dụng lao động, không quy định điều kiện loại trừ nên trong một số trường hợp đã gây ra những tồn tại, vướng mắc trong quá trình giải quyết. Quy định mới đã liệt kê cụ thể những trường hợp không được hưởng chế độ tai nạn lao động, bảo đảm cho công tác tổ chức thực hiện hạn chế vướng mắc, đồng thời, bảo đảm tính công bằng cho đối tượng hưởng chế độ.
Đối với chế độ bệnh nghề nghiệp, bổ sung thêm quy định trường hợp người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các ngành, nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục do Bộ Y tế và Bộ LĐ-TB&XH ban hành mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp, thì việc giám định và giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ. Cơ quan ban hành điều kiện về bị bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục được sửa đổi giao cho Bộ Y tế (sau khi lấy ý kiến từ Bộ LĐ-TB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện người sử dụng lao động) thay cho quy định hiện hành là Bộ Y tế, Bộ LĐ-TB&XH cùng ban hành.
Về nội dung giám định thương tật, bổ sung quy định đối với trường hợp thương tật hoặc bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định, theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, người lao động được làm thủ tục giám định ngay trong quy trình điều trị hoặc không cần gửi đi điều trị trước khi giám định. Bổ sung quy định thời hạn trường hợp sau khi thương tật, bệnh tật tái phát, người lao động được giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là sau 24 tháng kể từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, bệnh nghề nghiệp liền kề trước đó. Về trợ cấp phục vụ sửa đổi điều kiện bị suy giảm 81% trở lên mà “không tự phục vụ được bản thân” thay cho quy định hiện hành là liệt kê các trường hợp cụ thể.
Về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nội dung sửa đổi cơ bản là điều chỉnh thống nhất mức hưởng cho 1 ngày bằng 30% mức lương cơ sở và chỉ áp dụng một hình thức nghỉ dưỡng sức, thay cho quy định hiện hành (có 2 hình thức nghỉ tại nhà, bằng 25% và nghỉ tập trung, bằng 40% mức lương cơ sở) tính cho một ngày để phù hợp với chế độ dưỡng sức sau ốm đau, thai sản được quy định tại Luật BHXH (sửa đổi). Ngoài ra, thiết kế tại Luật nội dung quy định số ngày nghỉ tối đa từ 5 - 10 ngày đối với từng trường hợp, tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động; theo Luật hiện hành, quy định tại các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và quy định thời gian nghỉ dưỡng sức trong 30 ngày đầu làm việc sau khi điều trị thương tật, bệnh tật mà sức khỏe còn yếu.
Đặc biệt, thủ tục, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Luật ATVSLĐ đã có sự thay đổi đáng kể: Loại bỏ thành phần hồ sơ theo quy định hiện hành đã phát sinh rất nhiều vướng mắc trong quá trình giải quyết, đó là biên bản điều tra tai nạn lao động trong giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động và biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại. Việc loại bỏ các thành phần hồ sơ nêu trên đáp ứng yêu cầu cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính; quá trình thực hiện giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vì vậy, sẽ đơn giản, nhanh gọn, hạn chế tối đa vướng mắc so với hiện hành và giảm bớt trách nhiệm của cơ quan BHXH trong thực hiện thẩm định hồ sơ, xét duyệt hưởng chế độ. Tuy nhiên, để phòng, tránh lạm dụng, đòi hỏi phải có những quy định ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động khi đề nghị giải quyết chế độ cho người lao động; nền tảng, cơ sở hạ tầng của việc lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu gốc đối với từng đơn vị sử dụng lao động, cũng như các cơ quan có thẩm quyền liên quan, đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch hóa và thuận tiện khai thác khi có yêu cầu.
Những khoản chi từ Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bổ sung thêm các nội dung chi phí giám định thương tật; chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc. Nội dung chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi trở lại làm việc được quy định cụ thể: Trường hợp người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý theo quy định của Luật, nếu phải đào tạo người lao động để chuyển đổi nghề nghiệp thì được hỗ trợ học phí. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 1 lần và trong 1 năm chỉ được nhận hỗ trợ 1 lần.
Về phòng và giảm thiểu tổn thất do tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Luật có các quy định cụ thể và khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện những đánh giá, phòng ngừa rủi ro, cải thiện điều kiện lao động và xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Điều 56 Luật An toàn vệ sinh lao động quy định, hằng năm Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Bao gồm các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động; điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan BHXH; huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 Điều 14 của Luật.
Việc hỗ trợ các hoạt động quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 56 không bao gồm phần chi phí do Quỹ BHYT chi trả theo quy định của Luật BHYT hoặc chi phí do người sử dụng lao động đã hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hỗ trợ, hồ sơ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hỗ trợ, việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ quy định tại Điều 55, 56 của Luật và phải bảo đảm cân đối Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Có thể thấy, Luật ATVSLĐ 2015 đã mở rộng chế độ chính sách đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đối với người lao động theo hợp đồng bổ sung hai chính sách mới hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc và chính sách hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp linh hoạt, tối đa 1%; chế độ bảo hiểm về bệnh nghề nghiêp sau khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác; bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi giao kết nhiều hợp đồng lao động bị tai nạn lao động và bảo vệ quyền, lợi ích cho lao động khi nhận công việc về nhà làm.
Đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có chính sách thông tin, tuyên truyền, giáo dục về VSATLĐ; Nhà nước hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về VSATLĐ; thống kê, báo cáo, điều tra về tai nạn lao động; bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện.
Nếu như trước đây, Bộ Luật Lao động chỉ quy định về nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, thì trong Luật ATVSLĐ người lao động và sử dụng lao động đã có thêm các quyền cụ thể. Đồng thời Luật cũng đã quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, Hội Nông dân Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác. Công tác thanh tra ATVSLĐ đã được xác định rõ là thanh tra chuyên ngành, được tổ chức ở cấp TƯ và cấp tỉnh. Đặc biệt, với phương châm đảm bảo ATVSLĐ là các giải pháp phòng ngừa ít tốn kém hơn nhiều so với giải quyết hậu quả, xây dựng văn hóa an toàn tại doanh nghiệp có lợi ích hơn nhiều so với kêu gọi hỗ trợ nạn nhân khi bị tai nạn và mắc bệnh nghề nghiệp, Luật ATVSLĐ đầu tiên của Nhà nước ta sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe người lao động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh làm ra của cải vật chất cho xã hội.
- Từ khóa:
- Luật An toàn vệ sinh lao động 2015