Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng BHXH thấp hơn mức đóng bình thường khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, trong đó có điều kiện về tần suất tai nạn lao động.
- Những trường hợp không phải đóng BHXH bắt buộc
- BHXH một lần năm 2022: Những thông tin quan trọng cần biết
- Mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 01/3/2022
- Được trừ khoản chi ủng hộ COVID-19 khi tính thuế TNDN năm 2022
- Hướng dẫn điều chỉnh tiền lương, thu nhập đã đóng BHXH năm 2022
1. Điều kiện giảm mức đóng BHXH vào Quỹ TNLĐ, BNN
Tại Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP quy định doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng BHXH thấp hơn mức đóng bình thường (là 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thay vì 0,5%) khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;
- Thực hiện báo cáo định kỳ tai nạn lao động, an toàn, vệ sinh lao động, chính xác, đầy đủ, đúng hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
- Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.
Hướng dẫn tính tần suất TNLĐ để được giảm mức đóng BHXH bắt buộc (Ảnh minh họa)
2. Cách tính tần suất tai nạn lao động
Theo Điều 8 Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH, tần suất tai nạn lao động làm căn cứ để được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính theo công thức:
Trong đó:
Ki là tần suất tai nạn lao động của năm i; Ni là số lượt người bị tai nạn lao động và số người chết vì tai nạn lao động được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 trong năm thứ i;
Pi là số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 trong năm thứ i.
Tần suất tai nạn lao động trung bình của 3 năm liền kề trước năm đề xuất được tính như sau:
Trong đó:
- Ktb là tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất;
- K1 là tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất (năm thứ nhất);
- K2 là tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm thứ nhất (năm thứ hai);
- K3 là tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm thứ hai (năm thứ ba).
Thông tư 27/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2022.
Bảo Ngọc