Điểm mới về hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018

Trong năm 2018, quy định về chế độ hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN áp dụng cho người lao động và người sử dụng lao động có nhiều điểm mới đáng chú ý. Về nội dung cụ thể, mọi người có thể theo dõi tại bài viết dưới đây.

 

1. Ban hành biểu mẫu mới trong thủ tục hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN

Kể từ ngày 01/3/2018, khi thực hiện thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp do TNLĐ, BNN; người lao động, người sử dụng lao động và các cơ sở khám chữa bệnh phải áp dụng các biểu mẫu mới sau đây:

  • Mẫu Giấy giới thiệu đề nghị khám giám định;

  • Mẫu Giấy đề nghị khám giám định;

  • Mẫu Giấy ra viện;

  • Mẫu Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án.

Các biểu mẫu nêu trên được ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT.

Bênh cạnh đó, Thông tư 56 còn quy định cụ thể về giấy tờ, hồ sơ để thực hiện thủ tục giám định lần đầu hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất; chế độ hưởng BHXH một lần và xác định sức khỏe của lao động nữ sau khi sinh con.

2. Cách xách định tiền lương làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN

Tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH quy định tiền lương làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN như sau:

Tiền lương làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN được hiểu là tiền lương tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ, BNN.

Đối với trường hợp bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề có nguy cơ bị BNN, tiền lương làm căn cứ tính hưởng chế độ TNLĐ, BNN là tiền lương tháng cuối cùng đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN của công việc đã làm mà công việc đó gây ra BNN.

Trường hợp NLĐ bị TNLĐ ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN hoặc bị TNLĐ, BNN trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm sau thời gian đóng gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì bằng tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN của chính tháng đó. Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2016 mà thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp được tính trên cơ sở hệ số tiền lương và phụ cấp (nếu có) nhân với mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng trợ cấp.

Trường hợp NLĐ đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN của tất cả các hợp đồng lao động tại tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ hoặc bị BNN của lần sau cùng nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở.

 

3. Quy định công thức được áp dụng để tính trợ cấp TNLĐ, BNN, cụ thể:

Công thức tính trợ cấp TNLĐ, BNN một lần:

Mức trợ cấp một lần = {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} + {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

Công thức tính trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng:

Mức trợ cấp hằng tháng = {0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin} + {0,05 x L + (t-1) x 0,003 x L}

Trong đó:

  • Lmin: Mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng;

  • m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤100).

    • 5 ≤ m ≤30: Đối với trường hợp hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN một lần;

    • 31 ≤ m ≤100: Đối với trường hợp hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng lần.

  • L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo Khoản 7 Điều 4 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH;

  • t: Tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Khoản 6 Điều 4 Thông tư 26/20017/TT-BLĐTBXH.

4. Quy định chi tiết trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động

Cũng tại Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH đã quy định bổ sung 03 trường hợp bắt buộc doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN cho người lao động, bao gồm:

  • NLĐ trong thời gian được cử đi học tập, thực tập, công tác trong nước và nước ngoài có hưởng tiền lương hoặc nghỉ việc do bị ngừng việc, chờ việc có hưởng tiền lương;

  • NLĐ bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì NSDLĐ phải đóng vào quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN của tháng đó cho NLĐ;

  • NLĐ trong thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động do bị TNLĐ, BNN.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
641 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;