Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021. Đáng chú ý tại Dự thảo là nội dung sửa đổi, bổ sung về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
Ảnh minh họa
Cụ thể, theo Dự thảo này, từ ngày 01/01/2021 sẽ có 12 trường hợp hợp đồng lao động bị chấm dứt (quy định hiện hành là 10 trường hợp), cụ thể gồm:
1. Hết hạn hợp đồng lao động.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
5. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
6. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền không còn. (Đây là nội dung mới được bổ sug thêm tại Dự thảo).
7. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
8. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Dự thảo.
9. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Dự thảo;
10. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 43, Điều 44 của Dự thảo;
11. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
12. Trường hợp thỏa thuận thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà việc làm thử không đạt yêu cầu hoặc mỗi bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Như vậy, Dự thảo đã bổ sung thêm 2 trường hợp mới hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt bên cạnh những trường hợp đã được quy định trước đó tại Bộ luật Lao động 2012.
Nguyễn Trinh