Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi 2017 đã bổ sung thêm trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động cũng như quy định về quyền lợi của người lao động trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Ngoài 05 trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như quy định tại Bộ luật Lao động 2012 thì Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi 2017 còn bổ sung thêm 01 trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Cụ thể:
- Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
- Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
- Người lao động đang trong thời gian khởi kiện người sử dụng lao động tại Tòa án hoặc đang trong thời gian giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này
- Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận
Đồng thời, Dự thảo cũng nêu rõ quyền lợi của người lao động trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau người lao động không được trả lương và các quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Khi hết thời hạn tạm hoãn, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Quy định này có sự khác biệt so với quy định hiện hành, theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi 2017 còn sửa đổi nhiều nội dụng khác như:
- Chí có Tòa án nhân dân mới có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu (quy định hiện hành ngoài tòa án nhân dân thì thanh tra lao động cũng có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu);
- Quy định cụ thể thế nào là học nghề thực hành, tập nghề và điều kiện để người sử dụng lao động tuyển người học nghề thực hành, tập nghề;
- Quy định các trường hợp được khấu trừ tiền lương và không được khấu trừ tiền lương