Từ ngày 01/01/2021, Bộ Luật lao động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, người lao động được quyền từ chối làm việc nếu thuộc 03 trường hợp sau đây.
- NLĐ sẽ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do từ 01/01/2021
- Từ 2021, người lao động có thể bị giảm tiền lương ngừng việc do dịch bệnh
03 trường hợp người lao động được quyền từ chối làm việc từ năm 2021 (Ảnh minh họa)
Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động được quyền từ chối làm việc trong những trường hợp gồm:
Trường hợp 1: Người lao động được quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe
Cụ thể, căn cứ tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.
Đây là quyền lợi mới cho người lao động so với quy định hiện hành tại Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, từ ngày 01/01/2021, người lao động có quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.
Trường hợp 2: Người lao động được quyền từ chối làm việc tăng ca
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, một trong những yêu cầu để doanh nghiệp được phép sử dụng lao động tăng ca đó là được sự đồng ý của người lao động.
Do đó, từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp chỉ sử dụng lao động tăng ca khi người lao động đồng ý. Và ngược lại, người lao động được quyền từ chối làm việc tăng ca, đặc biệt là khi làm thêm giờ, tăng ca với những công việc nguy hiểm và gây độc hại đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, tại Điều 108 Bộ Luật lao động 2019 cũng quy định, doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối trong trường hợp thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật; thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa
Tuy nhiên, người lao động có quyền từ chối làm việc nếu thấy công việc có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Thứ ba: Người lao động được quyền từ chối điều chuyển sau 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm
Theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp doanh nghiệp điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản. Quy định này đồng nghĩa với việc người lao động được quyền từ chối điều chuyển sau 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm, trường hợp NLĐ không đồng ý mà phải ngừng việc thì doanh nghiệp phải trả đủ tiền lương ngừng việc cho NLĐ.
Ty Na
- Từ khóa:
- Bộ luật Lao động 2019