Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020

Đây là nội dung được đề cập đến tại Dự thảo Quyết định về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc dân tộc miền núi giai đoạn 2016-2020.

Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn
Theo dự thảo thôn thuộc vùng dân tộc và miền núi, vùng đồng bằng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sông thành cộng đồng được xác định là thôn đặc biệt khó khăn khi đáp ứng các quy định về tổ chức, hoạt động của thôn theo Thông tư 04/2012/TT-BNV và đảm bảo một trong hai tiêu chí:

  • Tiêu chí 1: Tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 5 lần mức bình quân chung của cả nước trở lên (theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020).
  • Tiêu chí 2: Tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo cao gấp 3 lần mức bình quân chung của cả nước trở lên (theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020) và có một trong 2 điều kiện sau:
  • Chưa có đường giao thông từ thôn đến trung tâm xã được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới;
  • Trên 20% số hộ thiếu đất sản xuất theo mức quy định của địa phương.

Dự thảo quyết định cũng quy định cụ thể các tiêu chí phân loại xã xác định theo ba khu vực gồm:

  • Xã khu vực III là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Xã khu vực II là xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định;
  • Xã khu vực I là xã có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Quy trình xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc, miền núi

  • Cấp thôn: Trưởng thôn dựa trên các tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn tổ chức họp thôn và làm các văn bản gửi chủ tịch Ủy ban nhân dân xã về kết quả xác định thôn có thuộc diện đặc biệt khó khăn hay không;
  • Cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã dựa trên tiêu chí phân loại xã tổ chức, rà soát, xác định xã thuộc khu vực I, II, III; làm tờ trình gửi Ủy ban nhân dân huyện  về kết quả xác định xã thuộc vùng dân tộc và miền núi;
  • Cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp kết quả xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi cấp huyện; tổ chức thầm định và lập tờ trình (kèm theo hồ sơ) trình cấp tỉnh. Hội đồng thẩm định cấp huyện gồm: Đại diện lãnh đạo huyện, các phòng ban, đoàn thể liên quan;
  • Cấp tỉnh: Sau khi nhận được hồ sơ, tờ trình về kết quả xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc khu vực I, II, III; Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định (Ban dân tộc hoặc Cơ quan làm công tác dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan để thẩm định), lập tờ trình Thủ tướng chính phủ (kèm theo hồ sơ) gửi Ủy ban dân tộc để tổ chức thẩm định;
  • Trung ương: Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị công nhận  thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đảm bảo theo đúng quy trình; Ủy ban dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định.
    Trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo quy định, trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, các cơ quan thẩm định  phải có văn bản trả lời và hướng dẫn để địa phương cơ sở biết để thực hiện

Hồ sơ đề nghị công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi

  • Tờ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng chính phủ công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi;
  • Danh sách tổng hợp thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núí;
  • Biên bản thẩm định và các văn bản, tài liệu liên quan kèm theo;
  • Văn bản Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Ủy ban dân tộc đề nghị thẩm định.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
3171 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;