Muốn chuyển tuyến khám chữa bệnh cần thực hiện thủ tục thế nào? Ai có quyền ký giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh? - Tuyết Vy (Vĩnh Phúc)
- Điều kiện chuyển tuyến khám chữa bệnh
- Thẩm quyền ký chuyển tuyến khám chữa bệnh
- Danh sách nhóm thông tin cơ bản về y tế thuộc CSDLQG về bảo hiểm
- Phạm vi, mức hưởng bảo hiểm y tế (mới nhất)
- Hình thức và điều kiện chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh
Thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh (mới nhất) (Hình từ Internet)
1. Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến
Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2014/TT-BYT, cụ thể:
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
- Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.
2. Thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh
Theo Điều 7 Thông tư 14/2014/TT-BYT, thủ tục chuyển tuyến khám chữa bệnh thực hiện như sau:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến theo thủ tục sau đây:
+ Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
+ Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2014/TT-BYT;
Mẫu chuyển tuyến khám chữa bệnh |
+ Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
+ Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp;
+ Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;
+ Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
- Thủ tục chuyển người bệnh về tuyến dưới được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, đ và e Khoản 1 Điều 7 Thông tư 14/2014/TT-BYT.
Lưu ý: Các hình thức chuyển tuyến (Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BYT) - Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên: + Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: tuyến 4 chuyển lên tuyến 3, tuyến 3 chuyển lên tuyến 2, tuyến 2 chuyển lên tuyến 1; + Chuyển người bệnh không theo trình tự quy định tại Điểm a khoản này nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT. - Chuyển người bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới. - Chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cùng tuyến. |
3. Vận chuyển người bệnh trong chuyển tuyến
Điều 8 Thông tư 14/2014/TT-BYT quy định vận chuyển người bệnh trong chuyển tuyến như sau:
- Vận chuyển người bệnh trong tình trạng cấp cứu: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị các điều kiện để vận chuyển người bệnh:
+ Xe cứu thương hoặc phương tiện vận chuyển phù hợp khác;
+ Trang thiết bị y tế, thuốc cấp cứu sử dụng cho người bệnh (nếu cần) trong quá trình vận chuyển;
+ Người hộ tống là bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh có nhiệm vụ theo dõi, xử trí kịp thời diễn biến bệnh lý của người bệnh trong quá trình vận chuyển và vận chuyển người bệnh theo kỹ thuật phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh.
- Vận chuyển người bệnh trong tình trạng không cấp cứu:
Căn cứ tình trạng bệnh lý của người bệnh và điều kiện thực tiễn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh lựa chọn hình thức, phương tiện vận chuyển phù hợp.
Như Mai