Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa 14 thông qua sáng ngày 23/11/2017 với 85,74% tỷ lệ đại biểu tán thành. Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2018.
Sáng 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).
Theo đó, Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) (hay còn gọi là Luật Quản lý nợ công 2017) sẽ có 10 chương, 63 điều quy định về quản lý nợ công, bao gồm hoạt động vay, sử dụng vốn vay, trả nợ và nghiệp vụ quản lý nợ công.
Nợ công trong Luật Quản lý nợ công 2017 gồm 3 loại:
-
Nợ Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ.
-
Nợ được Chính phủ bảo lãnh: là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.
-
Nợ chính quyền địa phương: là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.
Kết quả biểu quyết toàn văn Luật Quản lý nợ công 2017 cụ thể như sau:
-
Số Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia biểu quyết 438, bằng 89,21% tổng số đại biểu.
-
Số ĐBQH tán thành 421, bằng 85,74%.
-
Số ĐBQH không tán thành 9, bằng 1,83%.
-
Số ĐBQH không biểu quyết 8, bằng 1,63%.
Như vậy, với 85,74% tỷ lệ tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Quản lý nợ công (sửa đổi).
Xem chi tiết dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua >> DỰ THẢO
(Thư Ký Luật sẽ cập nhật văn bản chính thức của Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) trong thời gian sớm nhất)
* Bài viết dựa trên Thông cáo số 25 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV và Bản tổng hợp thảo luận tại Hội trường sáng 23/11/2017.
- Từ khóa:
- Luật Quản lý nợ công 2017