Sẽ tiến hành quan trắc môi trường hằng năm - Dự thảo

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Dự thảo thông tư về hoạt động quan trắc môi trường vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện và đang thu thập ý kiến góp ý.

 

Hiện nay, vấn đề môi trường là vấn đề thời sự cần được quan tâm không chỉ ở các nước phát triển, mà các nước đang phát triển cũng đang theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững giữa môi trường và kinh tế.
Luật Bảo vệ môi trường 2014, Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.

Nôm na có thể hiểu, quan trắc là hoạt động dùng các biện pháp nghiệp vụ “khám” môi trường để xem tình trạng môi trường.  Quan trắc môi trường được quy định chung bởi 7 Điều khoản (Điều 121 đến 127) trong Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các quy định này dường như rất sơ sài, và chưa có hướng dẫn cụ thể cho nên việc quan trắc môi trường định kỳ vẫn còn năm trên giấy.

Vừa qua, Bộ tài Nguyên và Môi trường đã hoàn thanh xong Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động quan trắc môi trường, đang trong giai đoạn lấy ý kiến đóng góp. Dự thảo Thông tư gồm 40 Điều khoản, 13 Phụ lục kèm theo. Nội dung Dự thảo Thông tư quy định cụ thể: “quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường; yêu cầu cơ bản và đặc tính kỹ thuật trạm quan trắc khí thải tự động, liên tục; sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong hoạt động quan trắc môi trường; và truyền nhận và kết nối dữ liệu của Trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục”.

Tần suất quan trắc môi trường mỗi năm:

Tần suất quan trắc môi trường được thực hiện định kỳ hằng năm, lần đầu tiên được quy định tại Dự thảo. Theo đó, tần suất quan trắc với từng mồi trường cụ thể như sau:

  • Quan trắc môi trường không khí: tối thiểu 06 lần/năm.
  • Quan trắc tiếng ồn và độ rung: tối thiểu là 04 lần/năm
  • Quan trắc môi trường nước mặt lục địa: tối thiểu 06 lần/năm.
  • Quan trắc môi trường nước dưới đất:
    • Môi trường nước biển ven bờ: tối thiểu 01 lần/quý;
    • Môi trường nước biển gần bờ và xa bờ: tối thiểu 02 lần/1 năm.
  • Quan trắc chất lượng nước mưa: Dự thảo không quy định cụ thể tuần suất, mà quy định việc lấy mẫu nước mưa phải lấy theo mỗi trận mưa.
  • Quan trắc môi trường đất:
    • Đối với nhóm thông số biến đổi chậm: quan trắc tối thiểu 01 lần/3-5 năm;
    • Đối với nhóm thông số biến đổi nhanh: quan trắc tối thiểu 01 lần/ năm.                                              
  • Quan trắc trầm tích: tối thiểu 01lần/ năm.

Dự thảo đã cho thấy, Bộ tài Nguyên và Môi trường đã cho thấy những hành động tích cực khi ban hành Dự thảo hướng dẫn khá đầy đủ chi tiết công việc quan trắc môi trường. 
Ví như đối với việc quan trắc tiếng ồn, dự thảo quy định: Thiết bị quan trắc tiếng ồn được sử dụng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995; Phương pháp và khoảng thời gian quan trắc được xác định theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7878:2008; Khi thực hiện các phép đo ngoài trời phải giảm phản xạ âm đến tối thiểu. Các phép đo phải thực hiện cách cấu trúc phản xạ âm ít nhất 3,5 mét không kể mặt sàn, độ cao tiến hành đo là 1,2-1,5 mét so với mặt sàn. Đối với tiếng ồn giao thông do dòng xe gây ra, ngoài việc đo tiếng ồn thì phải xác định cường độ dòng xe (xe/giờ) bằng phương pháp đếm thủ công hoặc thiết bị tự động. Phải tiến hành phân loại các loại xe trong dòng xe, bao gồm: Mô tô, xe máy; Ô tô con (dưới 7 chỗ ngồi); Xe tải hạng nhẹ (có trọng tải <3,5 tấn); + Xe tải hạng nặng (có trọng tải >3,5 tấn) và xe buýt.

Cơ chế thi hành quy định quan trắc môi trường

Mỗi quy định ban hành đều phải được bảo đảm thi hành bằng một cơ chế cụ thể gồm: cơ quan hướng dẫn thi hành, cơ quan bảo đảm, chịu trách nhiệm thi hành và chế tài khi vi phạm quy định. Đề cập tới nội dung này , tại Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2014, cũng quy định “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc môi trường.”

Dự thảo giao trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư cho Tổng tục môi trường. Bên cạnh đó,Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Tuy nhiên, nếu như Thông tư được đưa vào hoạt động sớm hơn thì có lẽ chúng ta có lẽ đã ngăn chặn, xử lý kịp thời các tác hại tiềm ẩn trong môi trường sớm hơn, tiêu biểu là vụ việc Formorsa đối với ô nhiễm môi trường biển Miền Trung.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1094 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;