Đây là nội dung đáng chú ý tại Dự thảo lần 2 Thông tư của Bộ Công an bãi bỏ toàn bộ danh mục bí mật nhà nước độ mật do Bộ trưởng BCA ban hành.
Ảnh minh họa
Theo đó, Điều 1 của Dự thảo này đã liệt kê 58 văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ toàn bộ, đơn cử như sau:
1. Quyết định 151/2003/QĐ-BCA(A11) về danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong ngành Ngân hàng.
2. Quyết định 191/2004/QĐ-BCA về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Báo Nhân dân.
3. Quyết định 637/2003/QĐ-BCA(A11) về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
4. Quyết định 917/2003/QĐ- BCA(A11) về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Ban Cán sự Đảng ngoài nước.
5. Quyết định 918/2003/QĐ-BCA(A11) về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Ban Đối ngoại Trung ương.
6. Quyết định 30/2004/QĐ-BCA(A11) về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của ngành Tòa án nhân dân.
7. Quyết định 31/2004/QĐ-BCA(A11) về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Ban Tổ chức Trung ương.
8. Quyết định 52/2004/QĐ-BCA(A11) về danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
9. …
Như vậy, thời gian tới nếu Dự thảo này được thông qua thì toàn bộ 58 văn bản được đề cập trong Dự thảo sẽ bị bãi bỏ.
Từ tháng 07/2020 tới đây, theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 thì thẩm quyền ban hành danh mục bí mật nhà nước là của Thủ tướng Chính phủ; trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước thuộc về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ của ngành, lĩnh vực mà Bộ, Cơ quan ngang Bộ đó quản lý.
Có thể thấy, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước của ngành, lĩnh vực nào thì sẽ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đó lập. Vì vậy, các văn bản do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực mà không thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ Công an quản lý thì bị bãi bỏ là hoàn toàn hợp lý.
Xem thêm các văn bản bị bãi bỏ khác TẠI ĐÂY.
Toàn Trung