Phiên họp tại kỳ họp Quốc hội được quy định như thế nào? - Hồng Thắng (Bình Dương)
- Các loại tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội mới nhất
- Các hình thức tổ chức kỳ họp Quốc hội
- Quốc hội họp thường lệ mỗi năm mấy kỳ?
- Khi nào triệu tập kỳ họp bất thường của Quốc hội?
- Quy định về phiên họp Uỷ ban nhân dân
Quy định về phiên họp tại kỳ họp Quốc hội (Hình từ internet)
Phiên họp tại kỳ họp Quốc hội được quy định tại Nghị quyết 71/2022/QH15, cụ thể như sau:
1. Các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội
- Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội bao gồm:
+ Phiên họp toàn thể của Quốc hội;
+ Phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung thuộc chương trình kỳ họp Quốc hội;
+ Phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội thuộc lĩnh vực phụ trách;
+ Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội;
+ Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
- Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội mời Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội khác có liên quan trao đổi về những vấn đề trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành công khai, trừ trường hợp được quyết định họp kín.
2. Hình thức tiến hành kỳ họp, phiên họp của kỳ họp Quốc hội
- Quốc hội tiến hành kỳ họp theo hình thức họp trực tiếp.
Căn cứ tình hình thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức kỳ họp Quốc hội theo hình thức họp trực tuyến hoặc kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.
- Các phiên họp kín, phiên biểu quyết bằng bỏ phiếu kín phải được tiến hành theo hình thức họp trực tiếp.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn về hình thức họp trực tuyến, kết hợp giữa họp trực tiếp và trực tuyến.
3. Trách nhiệm của chủ tọa, người được phân công điều hành phiên họp tại kỳ họp Quốc hội
- Chủ tọa hoặc người được phân công điều hành phiên họp tại kỳ họp Quốc hội có trách nhiệm điều hành phiên họp theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan; bảo đảm thực hiện đúng chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua.
- Tại phiên họp toàn thể của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có trách nhiệm điều hành phiên họp theo trình tự quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
Tổng Thư ký Quốc hội phân công thư ký tham mưu, phục vụ Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội trong việc điều hành phiên họp toàn thể của Quốc hội.
- Tại phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp có trách nhiệm điều hành phiên họp theo trình tự quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
- Tại phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức, phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổ đại biểu Quốc hội, Chủ tọa phiên họp có trách nhiệm điều hành phiên họp theo trình tự quy định tại khoản 3 Điều 22, khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 24 của Nội quy kỳ họp Quốc hội.
3. Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi thảo luận, tranh luận tại phiên họp tại kỳ họp Quốc hội
- Tuân thủ quy định tại Nội quy kỳ họp Quốc hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phát biểu tập trung về nội dung thảo luận.
- Đại biểu Quốc hội tranh luận tập trung làm rõ vấn đề cần tranh luận, bảo đảm tính xây dựng, có thái độ tôn trọng đại biểu Quốc hội đã phát biểu trước.
- Trường hợp đại biểu Quốc hội đăng ký mà chưa phát biểu hoặc đã phát biểu nhưng chưa hết ý kiến do hết thời gian phát biểu thì gửi ý kiến bằng văn bản đến Tổng Thư ký Quốc hội để tập hợp, tổng hợp.
Nghị quyết 71/2022/QH15 có hiệu lực từ ngày 15/3/2023.
Diễm My
- Từ khóa:
- phiên họp tại kỳ họp Quốc hội