Quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực từ ngày 11/01/2021, thay thế Nghị định 36/2009/NĐ-CP .

sản xuất, kinh doanh pháo hoa, Nghị định 137/2020/NĐ-CP

Đề nghị huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP đã quy định chi tiết về việc đề nghị huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa, đây là nội dung mới hoàn toàn so với Nghị định 39/2006/NĐ-CP trước đây. Theo đó, từ ngày 11/01/2021, việc huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa sẽ được thực hiện như sau:

1. Đối tượng phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định những đối tượng sau phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa:

  • Người quản lý;

  • Người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa, thuốc pháo hoa;

  • Người được giao quản lý kho pháo hoa, thuốc pháo hoa.

Ngoài ra, một số đối tượng sau phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ: Người quản lý; người lao động trực tiếp sản xuất pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; người được giao quản lý kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; chỉ huy bắn pháo hoa nổ; người sử dụng pháo hoa nổ và người bảo vệ, bốc dỡ tại kho pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển pháo hoa nổ, thuốc pháo nổ.

2. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa bao gồm:

  • Quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo; hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa;

  • Yêu cầu an toàn khi tiếp xúc với pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo biện pháp về quản lý, kỹ thuật bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa nổ, thuốc pháo và trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa; tiêu hủy pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyên; cách sắp xếp, bảo quản pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; yêu cầu về an toàn khi bốc xếp, bảo quản, vận chuyển trong phạm vi kho và trên phương tiện vận chuyển;

  • Nhận diện nguy cơ, yếu tố nguy hiểm, đánh giá rủi ro về các mặt an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ, thiên tai trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản và sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;

  • Tổ chức diễn tập ứng phó sự cố trong hoạt động sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;

  • Yêu cầu an toàn khi vận hành máy, thiết bị sản xuất và phương pháp làm việc an toàn;

  • Yêu cầu về kho chứa, phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn, phòng cháy, chữa cháy, chống sét, kiểm soát tĩnh điện kho bảo quản;

  • Thành phần, tính chất, phân loại và chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo; các quy định về thử nghiệm, kiểm tra và biện pháp bảo đảm chất lượng pháo hoa, pháo hoa nổ; yêu cầu về bao bì, ghi nhãn pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;

  • Quy trình xuất, nhập, thống kê pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo;

  • Các phương pháp bắn và biện pháp bảo đảm an toàn khi bắn pháo hoa nổ, ảnh hưởng của bắn pháo hoa nổ đối với công trình, môi trường và con người; xác định khoảng cách an toàn khi bắn pháo hoa nổ; xây dựng phương án bắn pháo hoa nổ.

4. Hồ sơ đề nghị huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa bao gồm:

  • Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;

  • Giấy giới thiệu kèm theo bản sao một trong các giấy tờ sau: thẻ Căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng minh quân nhân của người đến liên hệ;

  • Danh sách cá nhân tham gia huấn luyện, trong đó ghi rõ thông tin: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, vị trí công tác, trình độ chuyên môn, chức vụ;

  • 02 ảnh màu chụp kiểu chân dung cỡ 03 cm x 04 cm, mặc trang phục theo quy định (ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ).

5. Thủ tục huấn luyện kỹ thuật an toàn trong sản xuất, kinh doanh pháo hoa

- Đơn vị sản xuất, kinh doanh pháo hoa lập 01 bộ hồ sơ đề nghị nộp tại một trong hai cơ quan sau:

  • Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng;

  • Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thẩm quyền sẽ kiểm tra hồ sơ, xây dựng kế hoạch và ra quyết định về việc mở lớp huấn luyện, đồng thời bố trí cán bộ huấn luyện bảo đảm tiêu chuẩn thực hiện huấn luyện.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở lớp huấn luyện, cơ quan thẩm quyền thông báo bằng văn bản cho đơn vị đề nghị và tổ chức huấn luyện.

- Sau khi thực hiện huấn luyện, Hội đông kiểm tra, sát hạch cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn về quản lý, sản xuất, bảo quản và sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, thuốc pháo cho các đối tượng được tham gia huấn luyện.

>>> Xem thêm: Điều kiện sản xuất, kinh doanh pháo hoa theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
622 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;