Xin hỏi việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quy định như thế nào? - Kim Nhi (Đồng Nai)
- Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
- Vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ bị xử phạt như thế nào?
Quy định về giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
1. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo khoản 1, 2 và 3 Điều 11 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau:
- Cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 như sau:
- Khi nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thông tin, bằng chứng hoặc tự mình xác minh, thu thập thông tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, văn bản trả lời phải có các nội dung sau đây:
+ Nội dung vi phạm;
+ Biện pháp khắc phục hậu quả;
+ Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
+ Biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nếu có.
- Biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 bao gồm:
+ Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
+ Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm;
+ Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra khỏi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
- Ngoài các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tái phạm còn bị đưa vào Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
3. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo Điều 25 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:
- Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp;
Hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.
- Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Từ khóa:
- bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng