Xin hỏi đơn vị sự nghiệp thể thao hiện nay được phân loại như thế nào? - Khắc Hưng (Long An)
- Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
- Đối tượng mua cổ phần khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành CTCP
Phân loại đơn vị sự nghiệp thể thao (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
1. Phân loại đơn vị sự nghiệp thể thao
Theo Điều 15 Nghị định 112/2007/NĐ-CP thì đơn vị sự nghiệp thể thao bao gồm đơn vị sự nghiệp thể thao công lập và cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập, trong đó:
- Đơn vị sự nghiệp thể thao công lập:
+ Đơn vị sự nghiệp thể thao công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật;
+ Trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp thể thao công lập thực hiện theo Nghị định 158/2018/NĐ-CP;
+ Đơn vị sự nghiệp thể thao công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP.
- Cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập:
+ Cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân, hoặc cộng đồng dân cư thành lập tự bảo đảm kinh phí hoạt động và hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Cơ sở cung ứng dịch vụ thể thao ngoài công lập được hưởng các chính sách ưu đãi theo Nghị định 53/2006/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập và các quy định của pháp luật liên quan.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao theo Điều 3 Nghị định 112/2007/NĐ-CP như sau:
- Hành vi sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao:
+ Sử dụng chất kích thích thuộc danh mục bị cấm trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao.
Danh mục chất kích thích bị cấm do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao ban hành phù hợp với quy định của Hiệp hội phòng, chống doping quốc tế;
+ Sử dụng những bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện và thi đấu gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng con người, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc ảnh hưởng an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Hành vi gian lận trong hoạt động thể thao:
+ Gian lận tên, tuổi, giới tính trong thi đấu thể thao;
+ Trực tiếp làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao;
+ Gian lận về thành tích và tuyển chọn người vào đội tuyển thể thao, các trường năng khiếu thể thao.
- Hành vi bạo lực trong hoạt động thể thao:
+ Cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người khác trong tập luyện, thi đấu thể thao;
+ Đe dọa, xúc phạm các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động thể thao.
- Hành vi cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân:
+ Không tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao cho các tổ chức, cá nhân liên quan trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình;
+ Không bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao trong phạm vi nhiệm vụ của mình;
+ Lạm dụng quyền hoặc dùng ảnh hưởng của mình để ngăn cản các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
3. Đất dành cho thể dục, thể thao trong trường học, khu dân cư
Đất dành cho thể dục, thể thao trong trường học, khu dân cư theo Điều 16 Nghị định 112/2007/NĐ-CP như sau:
- Ủy ban nhân dân các cấp phải bảo đảm việc bố trí đất dành cho công trình thể thao trong quy hoạch, xây dựng đô thị, khu dân cư, trường học theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phải bảo đảm việc bố trí đất dành cho công trình thể thao trong quy hoạch xây dựng doanh trại đơn vị vũ trang nhân dân.
- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xây dựng mới đô thị, khu dân cư, trường học, doanh trại đơn vị vũ trang nhân dân phải bảo đảm thực hiện quy định tại các khoản 1 hoặc 2 Điều 16 Nghị định 112/2007/NĐ-CP.
Quốc Đạt
- Từ khóa:
- đơn vị sự nghiệp thể thao