Nghĩa vụ quân sự, Nghĩa vụ công an, Nghĩa vụ dân quân tự vệ đều là những nghĩa vụ vẻ vang của công dân. Theo đó, 03 nghĩa vụ này có thể được phân biệt như sau.
- 05 quyền lợi của công dân khi đi nghĩa vụ quân sự và khi xuất ngũ
- Hướng dẫn thực hiện thủ tục xin tạm hoãn nghĩa vụ quân sự
- Nghĩa vụ quân sự: 03 mốc thời gian quan trọng cần chú ý
Phân biệt nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an và nghĩa vụ dân quân tự vệ (Ảnh minh họa)
Theo pháp luật hiện hành, Nghĩa vụ quân sự, Nghĩa vụ công an, Nghĩa vụ dân quân tự vệ được quy định như sau:
Nội dung |
Nghĩa vụ quân sự |
Nghĩa vụ công an |
Nghĩa vụ dân quân tự vệ |
Định nghĩa |
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. (khoản 1 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015) |
Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong lực lượng vũ trang nhân dân. (khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018) |
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan, tổ chức gọi là tự vệ. (khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019) |
Đối tượng và độ tuổi thực hiện nghĩa vụ |
- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên; - Công dân nữ có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân đủ 18 tuổi trở lên. (Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự 2015) |
- Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. - Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. (khoản 1 Điều 4 Nghị định 70/2019/NĐ-CP) |
- Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi; - Công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ. Nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ. (khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019) |
Tiêu chuẩn tuyển chọn |
1. Tuổi đời: (Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP) |
1. Có lý lịch rõ ràng. (Điều 5 Nghị định 70/2019/NĐ-CP) |
1. Lý lịch rõ ràng; 2. Chấp hành nghiêm đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 3. Đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ. (khoản 1 Điều 10 Luật Dân quân tự vệ 2019) |
Thời hạn phục vụ |
24 tháng (khoản 1 Điều 21 Luật nghĩa vụ quân sự 2015) |
24 tháng (khoản 1 Điều 8 Luật Công an nhân dân 2018) |
- Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế: 04 năm; - Dân quân thường trực: 02 năm. (khoản 2 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019) |
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015,
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
Như vậy, nghĩa vụ quân sự của công dân là nghĩa vụ bắt buộc. Về nghĩa vụ dân quân tự vệ được quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:
Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
Theo đó, đối với nghĩa vụ dân quân tự vệ, công dân nếu thuộc độ tuổi theo quy định có nghĩa vụ phải tham gia, trường hợp không thuộc độ tuổi quy định nhưng tình nguyện thì được xem xét cho tham gia nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Trong khi đó, nghĩa vụ công an thì không bắt buộc, xuất phát từ mong muốn tự nguyện của công dân trên cơ sở đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018.
Thùy Trâm