Người không lấy được vân tay có làm CCCD được không?

Thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân là một trong những bước quan trọng khi thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân. Vậy liệu người không lấy được vân tay có được làm CCCD không?

Người không lấy được vân tay có làm CCCD được không?

Người không lấy được vân tay có làm CCCD được không? (Ảnh minh  họa)

Thông thường, trình tự, thủ tục cấp thẻ CCCD theo Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014 và Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA gồm có:

(1) Điền vào tờ khai căn cước công dân theo quy định;

(2) Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân (trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống) với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân;

(3) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

(4) Cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

(5) Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn (trừ trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác)

Có thể thấy, thu thập vân tay là bước cần có khi thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân. Tuy nhiên, thực tế xảy ra một số trường hợp người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD không lấy được vân tay. Liệu họ có làm CCCD được không?

Tại điểm d Khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA quy định như sau:

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước công dân theo quy định.

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân sẽ thu nhận vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay. Trường hợp ngón tay bị cụt, khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng của ngón đó.

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 5 Thông tư 11/2016/TT-BCA nêu rõ quá trình thu nhận vân tay của công dân như sau:

Thu nhận vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái.

Trường hợp nếu không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được.

Như vậy, người không lấy được vân tay vẫn được làm Căn cước công dân, trong trường hợp này cán bộ cơ quan quản lý Căn cước công dân sẽ mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được vào vị trí tương ứng của ngón đó.

Bảo Ngọc

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
3792 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;