Người chỉ huy chống khủng bố là ai? Nhiệm vụ của người chỉ huy chống khủng bố

Xin hỏi là đối với việc chống khủng bố thì người chỉ huy chống khủng bố là ai? Nhiệm vụ của người chỉ huy chống khủng bố - Thế Minh (Trà Vinh)

Người chỉ huy chống khủng bố là ai? Nhiệm vụ của người chỉ huy chống khủng bố (Hình từ Internet)

1. Lực lượng chống khủng bố gồm những ai?

Căn cứ Điều 14 Luật phòng, chống khủng bố 2013 quy định về lực lượng chống khủng bố như sau:

Lực lượng chống khủng bố gồm:

- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố;

- Các lực lượng khác được huy động tham gia chống khủng bố.

Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Luật phòng, chống khủng bố 2013.

2. Người chỉ huy chống khủng bố là ai?

Tại Điều 15 Luật phòng, chống khủng bố 2013 quy định về người chỉ huy chống khủng bố như sau:

- Người chỉ huy chống khủng bố là người được cấp có thẩm quyền quyết định.

- Trường hợp chưa có người chỉ huy chống khủng bố do cấp có thẩm quyền quyết định thì người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi xảy ra khủng bố có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp chống khủng bố theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật phòng, chống khủng bố 2013.

- Trường hợp khủng bố xảy ra trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng thì người chỉ huy phương tiện đó có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố.

3. Nhiệm vụ của người chỉ huy chống khủng bố

Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố quy định tại Điều 16 Luật phòng, chống khủng bố 2013 như sau:

- Người chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật phòng, chống khủng bố 2013 có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+ Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định phương án, biện pháp chống khủng bố cần thiết;

+ Chỉ huy chống khủng bố theo quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền;

+ Trường hợp khẩn cấp nhưng chưa có quyết định phương án, biện pháp của cấp có thẩm quyền thì có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật phòng, chống khủng bố 2013, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.

+ Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, Ủy ban nhân dân quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật phòng, chống khủng bố 2013 có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp chống khủng bố quy định tại các điểm a, b, c, d, e, h, i và m khoản 2 Điều 30 Luật phòng, chống khủng bố 2013, trừ trường hợp biện pháp đó ảnh hưởng đến chính trị, ngoại giao, xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản có giá trị đặc biệt.

- Người có trách nhiệm chỉ huy chống khủng bố quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật phòng, chống khủng bố 2013 có trách nhiệm và quyền hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, vô hiệu hóa hành vi khủng bố theo quy định của pháp luật.

- Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Luật phòng, chống khủng bố 2013 chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

4. Trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện chống khủng bố

Điều 17 Luật phòng, chống khủng bố 2013 quy định về việc trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện chống khủng bố như sau:

- Lực lượng chống khủng bố được ưu tiên trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ phòng, chống khủng bố.

- Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chống khủng bố được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Huy động lực lượng, phương tiện chống khủng bố

Căn cứ Điều 18 Luật phòng, chống khủng bố 2013 quy định về huy động lực lượng, phương tiện; trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố như sau:

- Khi xảy ra khủng bố, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được huy động lực lượng, phương tiện để chống khủng bố. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được huy động để chống khủng bố có trách nhiệm chấp hành.

- Khi xảy ra khủng bố, việc trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố thực hiện theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

Ngọc Nhi

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1374 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;