Năm 2020, phấn đấu đạt 08 chỉ tiêu trong dịch vụ ngân hàng

Vừa qua, ngày 02/11 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiến hành Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện “Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế” theo quy định tại Quyết định 1726/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ký ban hành ngày 5/9/2016.

 

Nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, có mức chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư ở độ tuổi trưởng thành và doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dựa trên hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh, có trách nhiệm và phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt một số mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 như sau:

  1. 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng;
  2. Ít nhất 20 chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại trên 100.000 dân số trưởng thành;
  3. 30.000 máy ATM (khoảng 40 máy ATM trên 100.000 dân số trưởng thành);
  4. 300.000 thiết bị chấp nhận thẻ POS (khoảng 400 máy POS trên 100.000 dân số trưởng thành);
  5. Tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại tại địa bàn nông thôn đạt khoảng 15%;
  6. Khoảng 35 - 40% số người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng;
  7. Khoảng 50 - 60% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng;
  8. Tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại.

Xuyên suốt đề án được đưa ra tại Quyết định 1726, Thủ tướng chính phủ đề cập đến 3 vấn đề chủ yếu là:

  • Gia tăng kênh cung ứng dịch vụ ngân hàng;
  • Gia tăng số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thiết kế đơn giản, dễ tiếp cận đối với người dân, doanh nghiệp, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, đối với người nghèo;
  • Gia tăng về mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng đối với người dân và doanh nghiệp.

 

 

Cùng với 3 vấn đề và 8 chỉ tiêu phấn đấu nêu trên, tại Hội nghị trực tuyến Ngân hàng Nhà nước đánh giá cao về 7 nhóm giải pháp:

  1. Hoàn thiện thể chế chính sách, tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhất là sản phẩm dịch vụ ngân hàng phi tín dụng, lành mạnh về tài chính trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng
  2. Mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, có lộ trình hợp lý phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô
  3. Chú trọng ứng dụng công nghệ tin học và công nghệ viễn thông để phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của dân cư ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa
  4. Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
  5. Nâng cao chất lượng thông tin về khách hàng, hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận thông tin đầy đủ để nâng cao chất lượng tín dụng
  6. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về ngành ngân hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tăng cường kết nối ngân hàng và doanh nghiệp
  7. Các giải pháp hỗ trợ khác trong chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo hiểm, tài chính,…

Mặc dù, 7 nhóm giải pháp mang đồng bộ, toàn diện và cụ thể. Song để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế bên cạnh sự nỗ lực của toàn ngành ngân hàng thì cũng cần đến sự phối kết hợp của bộ ngành khác.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
861 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;