Ngày 8/6, Bộ Tư pháp đã chính thức công bố Dự thảo Luật trợ giúp pháp lý. Dự thảo sẽ được lấy ý kiến rộng rãi đến ngày 27/07/2016 và dự kiến thông qua tại Khóa XIV - Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội
Về "Phạm vi được trợ giúp pháp lý", dự thảo quy định chi tiết:
Những đối tượng dưới đây được trợ giúp pháp lý trong các lĩnh vực pháp luật trừ kinh doanh, thương mại
- Người thuộc hộ nghèo;
- Người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
- Người cao tuổi, trẻ em và người khuyết tật không nơi nương tựa;
- Người dân tộc thiểu số thường trú tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
Những đối tượng dưới đây được trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mà họ là người bị buộc tội
- Trẻ em bị buộc tội không thuộc trường hợp quy định bên trên;
- Người thuộc hộ cận nghèo;
- Người nhiễm HIV không nơi nương tựa;
Những đối tượng dưới đây được trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mà họ là nạn nhân
- Nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng chống mua bán người.
2 phương án "Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý"
- Phương án Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Cơ quan quản lý trợ giúp pháp lý Trung ương;
- Phương án Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp;
Trong cả 2 phương án, các điều khoản về "Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý giữa Cơ quan quản lý và các tổ chức tham gia" cùng các điều khoản về "Chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia" là như nhau, không có thay đổi nhiều.
Về cơ bản, sự khác nhau của 2 phương án này ở chỗ sự phân cấp quản lý.
Toàn văn Dự thảo Luật trợ giúp pháp lý