Nghị định 137/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/01/2021 chính thức cho phép người dân được đốt pháo hoa vào các ngày Lễ, tết. Tuy nhiên, quy định này chỉ cho phép người dân được đốt pháo hoa chứ không bao gồm pháo nổ. Theo đó, việc “lén” đốt pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Người dân cần lưu ý 05 điểm sau để sử dụng pháo hoa đúng luật
- Những trường hợp nào có thể sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ từ năm 2021?
- Tết Âm lịch 2021, người dân mua pháo hoa ở đâu để không bị phạt?
“Lén” đốt pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Ảnh minh họa)
1. Nghị định 137/2020/NĐ-CP chỉ cho phép đốt pháo hoa
Cụ thể, tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được sử dụng pháo hoa trong các dịp Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật với điều kiện:
-
Chỉ được sử dụng pháo hoa;
-
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng pháo hoa phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
-
Chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, Nghị định 137/2020/NĐ-CP chỉ cho phép người dân được đốt pháo hoa để ăn mừng vào những dịp Lễ, tết, ngày kỷ niệm. Điều này đồng nghĩa người dân sẽ không được phép sử dụng các loại pháo khác như pháo nổ. Cụ thể, pháo nổ và pháo hoa được phân biệt như sau:
- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, sự khác biệt rõ rệt để phân biệt pháo hoa với pháo nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít.
2. Chỉ những dịp sau đây mới được đốt pháo hoa nổ
Pháo hoa nổ chỉ được sử dụng trong những dịp sau:
* Tết Nguyên đán
-
Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tâm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
-
Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
* Giỗ Tổ Hùng Vương
-
Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
-
Thời gian băn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
* Ngày Quốc khánh
-
Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
-
Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9,
* Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
-
Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
-
Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
* Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
-
Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
-
Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
* Kỉ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
-
Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lương không quá 15 phút, các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lương không quá 15 phút;
-
Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
* Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
* Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. “Lén” đốt pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Nghị định 167/2013/NĐ-CP chỉ cho phép người dân đốt pháo hoa vào các dịp Lễ, tết nên việc sử dụng các loại pháo khác không được cho phép, cụ thể hành vi "lén" đốt pháo nổ là hành vi bị nghiêm cấm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm:
Xử phạt vi phạm hành chính:
Điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Người có hành vi "lén" đốt pháo nổ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể:
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Có thể thấy, từ 11/01/2021 người dân đã được cho phép đốt pháo trong các dịp Lễ, tết, ngày kỷ niệm,... nhưng cần lưu ý chỉ được đốt pháo hoa chứ không được đốt pháo nổ. Đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 2.000.000 đồng thậm chí có thể bị phạt tù đến 07 năm về Tội gây rối trật tự công cộng.
Thùy Trâm
- Từ khóa:
- Nghị định 137/2020/NĐ-CP