Điều kiện đăng ký Đại lý đổi ngoại tệ theo Nghị định 89/2016/NĐ-CP

Điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế được quy định tại Nghị định 89/2016/NĐ-CP.

Đối với ngoại tệ (thuộc danh mục ngoại hối) Ngân hàng nhà nước khẳng định quyền quản lý của mình tại Khoản 3 Điều 3 Luật Ngân hàng nhà nước Việt nam 2010:
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Do đó, việc Chính phủ ban hành Nghị định 89/2016/NĐ-CP quy định cụ thể điều kiện đối với 2 hoạt động đại lý đổi ngoại tệ và dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế là có thể đoán trước được.

Theo nội dung thông tư, Tổ chức kinh tế phải có giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ do Ngân hàng nhà nước cấp thì mới được thực hiện hoạt động đổi ngoại tệ theo quy định. Tuy nhiên 7 điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi ngoại tệ tại Nghị định này cũng không có thay đổi nhiều so với quy định tại Quy chế Đại lý đổi ngoại tệ,  ban hành kèm theo Quyết định 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Thống đôc Ngân hàng Nhà nước VIệt Nam đã được bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 2 Thông tư 11/2016/TT-NHNN.

Điều kiện Đăng ký đại lý đổi ngoại tệ từng được quy định như sau:

Tổ chức có nhu cầu làm Đại lý đổi ngoại tệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1.  Là tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam;
  2. Có địa điểm đặt Đại lý đổi ngoại tệ theo quy định tại Điều 3 Quy chế này. Tổ chức có thể đặt Đại lý đổi ngoại tệ tại hoặc ngoài trụ sở chính, trụ sở chi nhánh;
  3. Có cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu hoạt động của Đại lý đổi ngoại tệ như: nơi giao dịch riêng biệt (phòng hoặc quầy giao dịch không gắn liền với các hoạt động kinh doanh khác, chỉ chuyên làm dịch vụ đổi ngoại tệ) trong đó trang bị đầy đủ các phương tiện làm việc như: bàn ghế, điện thoại, máy fax, két sắt, bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy nhiệm và tên Đại lý đổi ngoại tệ;
  4. Nhân viên trực tiếp làm ở Đại lý đổi ngoại tệ phải có Giấy xác nhận do Tổ chức tín dụng ủy nhiệm cấp, xác nhận đã được đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận biết ngoại tệ thật, giả; cách thức ghi hóa đơn, cập nhật số liệu vào sổ sách kế toán; có trình độ tiếng Anh tối thiểu để giao tiếp với người nước ngoài khi thực hiện nghiệp vụ đổi ngoại tệ …;
  5. Có quy trình nghiệp vụ đổi ngoại tệ, có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi ngoại tệ.

Bên cạnh đó, điều kiện một tổ chức kinh tế chỉ được làm đại lý đổi ngoại tệ cho một tổ chức tín dụng được phép và tổ chức kinh tế có thể thỏa thuận đặt đại lý đổi ngoại tệ ở một hoặc nhiều địa điểm trên địa bàn nơi tổ chức kinh tế có trụ sở chính hoặc chi nhánh cũng được quy định. (Tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 89)

Nghị định mới chỉ quy định thêm điều kiện “ đại lý đổi ngoại tệ phải được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền làm đại lý đổi ngoại tệ” vào trong hồ sơ xin cấp giấy đăng ký đại lý đổi ngoại tệ.
Do đó, rất nhiều chuyên gia và đọc giả cũng băn khoăn liệu việc nội dung không thay đổi được quy định lại có hàm nghĩa điều gì?
Nghị định 89/2016/NĐ-CP có hiệu lực thì hành từ ngày  01/7/2016.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
2689 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;