Dự Thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung) đang trong quá trình lấy ý kiến đóng góp, có quy định một số nội dung mới tích cực.
Nhắc tới tình hình tham nhũng tại Việt Nam, ai ai cũng đều thấy chua xót, đây không chỉ là vấn nạn của một chính phủ mà còn là một bước thụt lùi của cả một dân tộc.
Việt Nam nằm ở những nước có tỉ lệ lạm phát cao nhất chỉ đứng sau Mông Cổ, Philippines, Lào, Nepal, Campuchia, Myanmar. Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế (TI) Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng. Năm 2011 có những tiến bộ nhất định nhưng Việt Nam vẫn là những nước có điểm số thấp và vẫn đứng ở phía cuối bảng xếp hạng. Theo TI, ở châu Á, tình hình tham nhũng ở Việt Nam nghiêm trọng hơn so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...
Trong khi Luật phòng chống tham nhũng được ban hành lần đầu năm 2005 đã sửa đổi 2 lần vào năm 2007 và 2012 với hơn 10 văn bản hướng dẫn thi hành nhưng dường như chưa đạt được mục tiêu đặt ra. Phải chăng nguyên nhân xuất phát từ hành vi tham nhũng có chiều hướng ngày càng tinh vi đến mức quy định đã không theo kịp. Hay về cơ bản, nguyên tắc Luật ban hành vừa nhiều lỗ hổng lại vừa thiếu cơ chế đảm bảo thi hành.
Hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo
Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung) gồm 111 Điều khoản và 10 Chương (Bổ sung 2 chương so với Luật hiện hành)
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Phòng ngừa tham nhũng
Chương III: Minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập (Chương mới)
Chương IV: Phát hiện và xử lý tham nhũng (ghép giữa chương III và Chương IV Luật hiện hành và có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp)
Chương V: Cơ quan, tổ chức phòng, chống tham nhũng
Chương VI: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.
Chương VII: Vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng
Chương IX: Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng
Chương X: Điều khoản thi hành.
Theo đó, quy đinh mới về nội dung công khai, minh bạch trong phòng chống tham nhũng:
- Chính sách, pháp luật và việc thực hiện chính sách, pháp luật, đặc biệt là những nội dung có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và việc bố trí, quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn huy động hợp pháp khác.
Thành lập mới Ủy ban lâm thời.
Quy định tại Khoản 1 Điều 92 Dự thảo,
Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban lâm thời để điều tra về vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được xã hội quan tâm theo quy định tại Điều 88, Điều 89 Luật tố chức Quốc hội và đề xuất của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tuy đảm bảo được nguyên tắc tách biệt, chuyên môn nhưng việc thành lập Ủy ban lâm thời khi xảy ra vụ việc thông thường phải tuân theo một quy trình luật định, như vậy có lẽ sẽ gây chậm trễ trong việc kiểm tra, tạo kẽ hở cho đối tượng điều tra tiêu hủy, giả tạo chứng cớ hoặc “nhúng tay” vào khâu thành lập Ủy ban lâm thời.
|
Ảnh minh họa tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi"
Dự thảo quy định mới về Trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, theo đó:
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng có trách nhiệm:
- Kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật đối với đảng viên có hành vi tham nhũng theo quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại Chương III Luật này, kiểm tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định tại Chương IV Luật này.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập, kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định tại Chương IV Luật này.
- Phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về bản kê khai tài sản, thu nhập.
Chính phủ đã coi “tham nhũng là giặc ngoại xâm” thì đấu tranh chống tham nhũng cũng nên nghiêm khắc như việc phòng giặc ngoại xâm, nhưng dường như vấn đề này chỉ dừng lại ở lý thuyết chứ chưa được luật hóa. Hiện nay, quy trình xử lý vi phạm tham nhũng trên quy định Bộ Luật tố tụng Hình sự, xử lý vi phạm dựa trên Bộ Luật Hình sự, như vậy khó tránh khỏi hiện tượng “người đá bóng cũng chính là người cầm coi’, thiết nghĩ việc thành lập một cơ chế độc lập, một quy trình độc lập mới có thể giải quyết tối đa nạn tham nhũng. Ngoài ra, mức xử lý hình sự nên chăng mang vượt ra ngoài lẽ thông thường, tương xứng mà phải mang tính độc đoán, răn đe hơn nữa.
Dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung) đang trong giai đoạn lấy ý kiến đóng góp, dự kiến sẽ thông qua vào kỳ họp khóa XIV
- Từ khóa:
- Dự thảo luật